Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm nay (15/8) tuyên bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của nước này giảm chỉ là biến động bình thường và ngắn hạn. Nền kinh tế Trung Quốc không giảm phát và sẽ từng bước cải thiện trong thời gian tới.
Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn.- Tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.- Giá gạo bán lẻ tại thị trường Hà Nội tăng từng ngày, người tiêu dùng lo lắng.
Thương mai điện tử xuyên biên giới: kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ.Chuyển đổi số trong chế biến, phân phối thực phẩm - còn nhiều thách thức. Quảng Ninh xóa tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng phối hợp tổ chức vào tối qua (12/8), tại Quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chương trình được tổ chức để nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo; đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc kết hợp hài hoà giữa các vấn đề về thời sự, chính luận với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sân khấu hoành tráng… đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 11/8/2023, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, EU và các chuyên gia ngành dệt may, thực phẩm chế biến và nguyên liệu tự nhiên… Toạ đàm khởi đầu cho chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế (Viet Nam International Sourcing 2023) diễn ra từ ngày 13 đến 15/9/2023 tại TP Hồ Chí Minh. PV Nguyên Long thông tin:
Hai ngân hàng quốc doanh của Ai Cập đã phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng đô la Mỹ với lãi suất cao để thu hút ngoại tệ mạnh trở lại hệ thống tài chính của nước này. Động thái này cũng nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm ngoại tệ mạnh và sự mất giá đáng kể của đồng bảng Ai Cập so với USD kể từ tháng 3 năm ngoái.
Tỉnh Quảng Ngãi đang đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây mới, nâng cấp mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các trung tâm y tế cấp huyện, thị xã.
Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước.Nghị quyết 36 còn thể hiện quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta về phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh và khẳng định vai trò nòng cốt của các lực lượng như Hải quân, Phòng không, không quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng, kết hợp cùng lực lượng các quân khu ven biển, dân quân tự vệ biển. Luật Cảnh sát biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để lực lượng Cảnh sát biển thực hiện vai trò nòng cốt thực thi pháp quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn trên các vùng biển của Tổ quốc. 25 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với thực thi Luật Cảnh sát biển, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định là lực lượng nòng cốt trong thực thi pháp luật, đảm bảo an toàn an ninh, vì vùng biển thịnh vượng. Cùng với đó góp phần phát triển kinh tế biển bền vững, hiện đại, khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh của quốc gia biển.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ chậm lại. Tuy nhiên có một điểm sáng: Ấn Độ, dự kiến tăng trưởng hơn 6% trong năm nay – cao hơn nhiều so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Đây không phải lần đầu tiên một định chế tài chính quốc tế có nhận định lạc quan về nền kinh tế của quốc gia Nam Á. Trước đó, Công ty phân tích tài chính S&P Global và Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Những yếu tố nào là cơ sở cho những đánh giá như vậy? Ấn Độ đang đặt ra lộ trình như thế nào để sớm trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới?
Đang phát
Live