Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, tồn tại và phát triển. Trước những thách thức đang đặt ra đối với giá trị đại đoàn kết toàn dân tộc, làm sao để giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp này? - Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đảm bảo phòng chống dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khi trẻ trở lại trường học - Cùng tìm hiểu nội dung này trong chuyên mục Bước chân đến trường. - Dòng chảy sự kiện: Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu? Muôn màu cuộc sống: Thăm làng gốm cổ Vĩnh Hồng- làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ” hơn 200 năm tuổi. - Câu chuyện về thầy giáo làng giàu lòng nhân ái- thầy giáo Ngô Mạnh Cường (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) sẽ được kể với quý vị trong chuyên mục Niềm vui mỗi ngày.
Khó khăn chưa dứt quanh chuyện dạy và học online, thì câu chuyện giáo dục khác lại tiếp tục thu hút sự quan tâm của xã hội. Đó là nạn học theo văn mẫu, bài mẫu. Câu chuyện này được chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra với quan điểm “chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới sự triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò”. Không chỉ trên diễn đàn tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, nội dung nạn học theo văn mẫu, bài mẫu cũng được Đại biểu quốc hội chất vấn người đứng đầu ngành giáo dục. Việc chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng trong dư luận xã hội vì đã “chạm” vào trăn trở của rất nhiều người. Bởi ai nấy đều nhận ra “tác dụng phụ” của cách dạy theo văn mẫu, bài mẫu, về lâu dài làm ảnh hưởng đến tư duy của học sinh, dẫn tới triệt tiêu sáng tạo của thầy và trò. “Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu” với góc nhìn của một cô giáo trực tiếp đang giảng dạy môn Ngữ văn cho nhiều thế hệ học trò – đó là Tiến sĩ ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, nguyên là giáo viên môn Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Cụ thể, Bộ GD&ĐT có giải pháp gì để thích ứng an toàn, linh hoạt, tổ chức dạy học, giữ ổn định chất lượng giáo dục? TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT bàn luận về nội dung này.
Dịch covid-19 vẫn lây lan ở hầu hết các quốc gia trên thế gới trong khi nhu cầu tới trường của học sinh rất lớn. Việc có nên cho trẻ quay trở lại trường học khi vẫn còn dịch bùng phát vẫn còn nhiều ý kiến ở các quốc gia. Tại Ai Cập, nước này đã cho học sinh đi học trực tiếp và có các giải pháp tốt nhất để bảo vệ học đường an toàn.
Phía sau những chiếc buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang sử dụng rộng rãi ở Lào Cai là tâm huyết của những người thầy ngày ngày đứng lớp nhưng mang trong mình niềm đam mê khoa học cháy bỏng.
Cách ly y tế- đừng để mỗi nơi một kiểu- Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp với các mô hình mới, lạ- Các trường ở TP. HCM chuẩn bị phương án đón học sinh trở lại trường vào tháng 12
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Quảng Ninh yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tận dụng tối đa thời gian an toàn để tổ chức dạy học trực tiếp.
Sau 2 năm phòng chống dịch, đến thời điểm này, tất cả các quốc gia đều có chung nhận định, trẻ cần được sống chung một cách an toàn với dịch bệnh, các em cần được đến trường, được học tập trở lại thay vì ở nhà mãi. Song với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay tại nước ta, trong khi tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ vừa mới triển khai và đạt mức rất thấp, khi trẻ đi học trở lại, công tác phòng chống dịch sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn, không rơi vào tình trạng lúng túng, bị động khi xuất hiện những ca bệnh tại cơ sở giáo dục?
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sau hơn 6 tháng ở nhà học trực tuyến, từ 7h sáng nay 8/11, hàng nghìn học sinh khối lớp 9 trên địa bàn huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã được quay trở lại trường học trực tiếp. Đây là địa phương duy nhất ở Hà Nội mở cửa lại trường lớp vào ngày hôm nay.
Nền kinh tế sau 1 tháng chuyển trạng thái “thích ứng” - thực hiện Nghị quyết 128/CP của Chính phủ.- Thầy và trò ở Cần Thơ dạy và học trực tuyến.- APEC cùng hành động để phục hồi kinh tế hậu đại dịch.
Đang phát
Live