Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Ebrahim Raisi, tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Iran-Việt Nam và tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Tê-hê-ran.- Nước ta đã chi 5 tỷ đôla để nhập xăng dầu trong 7 tháng qua, tăng hơn 60% cùng kỳ năm ngoái để đảm bảo nguồn cung, khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn tạm dừng bảo dưỡng.- Đăk Nông công bố tình trạng 'thiên tai khẩn cấp' để xử lý các sự cố không theo quy trình.- Để ngăn ngừa và hạn chế sạt lở, lũ quét xảy ra liên tiếp thời gian qua, Chính phủ yêu cầu các địa phương thanh tra, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ rừng, trong đó có hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng.- Chính quyền quân sự Ni-giê từ chối tiếp đón phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi vì lý do "an ninh", khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng.- Trung Quốc phân bổ thêm hơn 100 triệu đôla Mỹ hỗ trợ ngành nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng do mưa bão.
Đến năm 2030, Việt Nam phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển. Trong đó, Kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước...
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sáng nay (6/8), tại Hà Nội, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 7 khai mạc với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em”. Diễn đàn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy Ban văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Sáng nay 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương.
Vùng quê cách mạng với cứ điểm lịch sử Nà Sản và Ngã ba Cò Nòi, 70 năm sau giải phóng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã vươn lên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La.
1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo đã bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Ngay sau đó, hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô này. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn các nguồn lợi chính là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững.
Hôm qua (04/08), tại thủ đô Vientiane, Lào, Ủy hội Sông Mê Công Quốc tế (MRC) đã ra mắt Kênh dự báo lũ lụt và hạn hán nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về tình hình sông Mê Công trong Lưu vực Sông Mê Công.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
Ngày 4/8, tại Cần Thơ, Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm 2023 nhằm đánh giá kết quả thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm của Cụm và đóng góp ý kiến thông qua quy chế hoạt động, bình xét thi đua năm 2023. Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ.
Đang phát
Live