- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.- Tại phiên họp thứ 54 diễn ra vào ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.- Hôm nay, Hà Nội sẽ cho mở lại phố đi bộ Hồ Gươm, trong khi chùa Hương sẽ đón du khách từ ngày mai.- Hiện đang là thời điểm mở biển thuận lợi nhất, nhưng việc thiếu lao động đi biển đã khiến nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung phải nằm bờ.- Trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có một chung cư đang xảy ra tranh chấp, mà một trong những nguyên nhân chính là việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì.- Lãnh đạo quân đội Myanmar khẳng định, sẽ chỉ nắm quyền điều hành đất nước cho đến khi bầu cử và sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.- Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức ký ban hành gói cứu trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử trị giá 1.900 tỷ đô la.
Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021-2022 phải điều chỉnh ra sao là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất, người sáng lập hệ thống giáo dục Big School, cùng đề cập mối quan tâm này.
Tại thủ đô Matxcơva-Nga, Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga vừa tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thực trạng nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á hiện nay”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động khoa học tưởng niệm và tri ân nhà khoa học nổi tiếng người Nga Marina Trigubenko, người bạn lớn của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của bà gắn bó và cống hiến hết mình cho Việt Nam trong phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học.
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều nay, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều 22/2, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Sóc Trăng nông dân khẩn trương chăm sóc rau màu đón Tết. - Vĩnh Phúc: Khoa học công nghệ là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp. - Kiến Thiết, Hải Phòng: Nông thôn mới thành công, ấm no từ những cánh đồng. - Gieo mạ khay, cấy máy – Hiệu quả trong sản xuất lúa vụ đông xuân.
Tối ngày 30/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gồm 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.
I- Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những có những hạn chế, bất cập cố hữu qua nhiều nhiệm kỳ chưa được khắc phục. Đó là tình trạng luật không thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành, thiếu hoặc hướng dẫn không đúng với quy định của luật. Những tồn tại này đặt ra đòi hỏi công tác lập pháp tiếp tục đổi mới trong nhiệm kỳ mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Cùng lắng nghe câu chuyện của Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp.
Đang phát
Live