Trong ngày 23/05, gần 70 triệu cử tri khắp mọi miền đất nước đã thực hiện quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của công dân: trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn đại biểu tiêu biểu nhất tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại nhiều địa phương, tỉ lệ người đi bầu đạt gần 100% cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin sự kỳ vọng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử. Theo Hội đồng bầu cử quốc gia, đến 19 giờ tối 23/5, cơ bản các tỉnh thành trong cả nước đã hoàn thành việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. “Nhìn lại cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa 15 và bầu cử HĐND các cấp” là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài TNVN với ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia về những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, cũng như ý nghĩa thành công của sự kiện chính trị trọng đại này.
Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong ngày bầu cử 23/5, hơn 5 triệu cử tri Hà Nội được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu Quốc hội và HĐND khóa mới.
Mặc dù tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện vẫn diễn biến phức tạp nhưng xét về tổng thể, chúng ta vẫn là một trong số ít quốc gia được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là điểm sáng trong công tác phòng chống đại dịch. Thành công này có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt và nhanh chóng của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương; sự vào cuộc của các bộ ngành, từ y tế, đến quốc phòng, an ninh… và không thể không nhắc tới sự vào cuộc nhanh chóng của ngành khoa học, với việc chủ động thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ phòng chống đại dịch như kit chẩn đoán SARS-CoV-2, vắc xin phòng COVID-19, robot khử khuẩn, ứng dụng Bluezone nhằm truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm COVID-19, rồi bản đồ chung sống với COVID-19
Những đóng góp và thành công của trí tuệ Việt trong việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phòng chống đại dịch Covid 19.- Sau khi cử tri hoàn thành việc bỏ phiếu bầu và việc kiểm phiếu được hoàn tất thì việc niêm phong quản lý phiếu bầu cử, con dấu và các tài liệu liên quan sẽ được thực hiện như thế nào?. - Già làng, người có uy tín ở miền núi tỉnh Quảng Nam “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền bầu cử”
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thông tin cụ thể:- Theo các Nghị quyết của Quốc hội khoá 14, từ năm 2021, mô hình chính quyền đô thị sẽ được thực hiện chính thức tại TP HCM và thực hiện thí điểm tại 2 thành phố là Hà Nội và Đà Nẵng. Vì vậy, tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận và cấp phường ở những thành phố này cũng sẽ có những thay đổi.- Vậy việc bầu cử Đại biểu QH khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở 3 thành phố này sẽ có những điểm khác biệt gì so với các địa phương khác?
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là chìa khóa ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về "chủ nghĩa dân tộc vaccine", sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccin giá trẻ
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tich cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, dân chủ, khách quan, đúng quy trình, chặt chẽ thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, từ đó, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trước thềm bầu cử, cử tri và các đại biểu Quốc hội khóa 14 cũng bày tỏ những mong muốn về chất lượng của đại biểu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Vào thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được gấp rút tiến hành. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin những việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương độc lập cho một số nhà khoa học xuất sắc.- Hội đồng nhân dân TPHCM khoá 9 thông qua chủ trương triển khai 2 dự án môi trường và giao thông có tổng kinh phí hơn 12.000 tỷ đồng.- Sau 2 lần tạm hoãn, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu khai mạc hôm nay. Đây là sự kiện quốc tế đầu tiên do Mỹ chủ trì kể từ khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống.- Lào phong tỏa thủ đô Viêng-chăn từ 6h sáng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Trong khi đó, Thành phố Chu Hải đã trở thành phố đầu tiên ở Trung Quốc đạt miễn dịch cộng đồng./.
Theo lộ trình, năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới. Những ngày qua, dư luận xã hội đặt nhiều sự quan tâm đến việc giá sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 tăng lần lượt gấp 3 lần và 3,56 lần so với bộ sách hiện tại. Và đây không phải là câu chuyện mới khi thời điểm này năm ngoái, giá sách giáo khoa lớp 1 cũng tăng phi mã, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Câu hỏi đặt ra vì sao sách giáo khoa liên tục tăng giá? Việc xây dựng giá sách giáo khoa đã thực sự minh bạch? Giá sách giáo khoa tăng có đồng nghĩa với chất lượng sách được cải thiện ?
Đang phát
Live