- Chặng đường 1 tháng miệt mài của các nhà khoa học ở Học viện Quân Y để chế tạo ra kit xét nghiệm Sars-CoV-2 – một thành tựu nổi bật được quốc tế công nhận nhân ngày Khoa học công nghệ.- Nét văn hóa độc đáo của một bộ lạc ở châu Phi, khi đàn ông phải tham gia các cuộc thi sắc đẹp mới có thể lấy được vợ.- Trải nghiệm tour du lịch thực tế ảo thú vị tại đất nước Nam Phi.- Ca sĩ Đăng Thuật và nghệ sĩ Thanh Phong: Hai nghệ sĩ ở hai thế hệ nhưng đều chung một cảm xúc đong đầy khi hát những bài ca về Bác Hồ.- Học Bác là trao đi yêu thương.
Đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, với những hậu quả rất nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Phong cách sống hàng ngày của con người ta cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển y tế, du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng… đặc biệt là khoa học và công nghệ sẽ có những thay đổi lớn trong những năm hậu dịch. Thay đổi tư duy trong quy hoạch và định hướng nghiên cứu trong những năm tới, sao cho nền khoa học nước nhà được phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn, có được hạ tầng cơ sở hiện đại và nhân lực giỏi để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới trong tương lai phát triển của đất nước vẫn luôn là yêu cầu bức thiết.
- Chương trình ca nhạc đặc biệt theo yêu cầu, kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Ngày khoa học công nghệ Việt Nam 18/5: tôn vinh đội ngũ làm khoa học cả nước trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam được quốc tế đánh giá như một hình mẫu trong công tác chống dịch.- Nhà bác Hồ ở thành phố Hồ Chí Minh.- Những thành tựu khoa học công nghệ: Tinh thần đồng đội, đoàn kết và sẻ chia trong khó khăn.
- Chuyến bay thứ hai đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Mỹ về nước an toàn. Đây cũng là chuyến bay đầu tiên của Việt Nam đi trực tiếp từ thủ đô Hà Nội sang Wasington và ngược lại.- 17/5 là ngày thế giới phòng chống bệnh tăng huyết áp. Tại nước ta, hiện có khoảng 60% người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh. Trong khi tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng tử vong.- Tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 91- nam phi công người Anh đã có tiến triển khá hơn. Các cơ quan chức năng khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng có đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép phổi cho bệnh nhân này.- Lên kế hoạch mở lại trường học từ 1/6 tới, Chính phủ Anh vấp phải sự phản đối từ phía Công đoàn giáo viên và các địa phương.- Bài bình luận: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh Châu Âu - Dự báo một con đường đầy chông gai phía trước.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh đến việc học hành, thi cử, Bộ Giáo dục- Đào tạo liên tục có những hướng dẫn mới trong thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Căn cứ vào đó, đến tuần vừa rồi, nhiều trường đại học ở TPHCM mới chốt đề án tuyển sinh năm 2020 sau nhiều lần điều chỉnh. Về cơ bản, các trường vẫn chủ yếu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT sắp tới, đồng thời thêm một số cách thức tuyển sinh để rộng đường cho thí sinh và giảm đến mức thấp nhất những xáo trộn không đáng có. Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 4/5 vừa qua, gần như tất cả học sinh các cấp trong cả nước đã đi học trở lại. Ngoài việc học tập, một vấn đề cũng được các phụ huynh quan tâm nhất lúc này là sức khỏe và sự an toàn của các con khi đến trường. Nhất là thời gian đi học này lại trùng với những ngày mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao, nóng bức ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như việc học tập và sinh hoạt của các em. Các phụ huynh cần có cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em như thế nào trong thời gian này? PGS.TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tư vấn về nội dung này.
Mỗi khi nhắc đến Đại úy Nguyễn Minh Hiếu, Chính trị viên phó, Đồn biên phòng Cần Thạnh, người dân Cần Giờ, TPHCM luôn dành cho anh những tình cảm trìu mến, thân thương. Chính sự giản dị, gần gũi và hết lòng vì dân trong những lúc khó khăn đã gắn kết Nguyễn Minh Hiếu với người dân Cần Thạnh, góp phần vun đắp tình quân dân, tô thắm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trên tuyến biên giới biển Cần Giờ. Vinh Quang, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài “Người lính biên phòng học Bác Hồ từ những điều giản dị”, mời quý vị và các bạn cùng nghe:
- Học sinh tiểu học được học vượt lớp: Làm sao để tránh tiêu cực?- Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 ở một số địa phương phù hợp với thực tế vùng miền và năng lực người học.- Yêu cầu gắt gao của Trung Quốc nhằm giảm tình trạng “học điên cuồng” ở học sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng ngời sáng về đạo đức, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong di sản tinh thần mà Người để lại có rất nhiều lời dạy ân cần, dễ hiểu, gần gũi và vô cùng sâu sắc, đã thấm vào biết bao thế hệ người Việt Nam. Tâm đắc trước những giá trị nhân văn trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chuyên, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình mới đây đã chủ biên, tập hợp lại những lời dạy của Người thành 5 tập sách học tập và làm theo những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyên sâu trong từng lĩnh vực, từng lực lượng khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên Văn Hải trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chuyên về 5 cuốn sách vừa nêu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chiều 15/5, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã thông tin cho báo chí một số vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra chiều qua khiến 10 người tử vong và nhiều người bị thương. Phản ánh của phóng viên thường trú tại TPHCM:
Đang phát
Live