- Nhân sự Đại hội XIII của Đảng: gốc có vững, cây mới bền.- Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2020: Điểm mới và phản ứng dư luận.- Sức mua trong nước suy giảm - doanh nghiệp, tiểu thương "khó" chồng "khó".- Tại sao phải mua bảo hiểm xe cơ giới?- Khóa học làm phim cho tuổi teen trong mùa hè.
Năm 1958, lần đầu tiên ông Nguyễn Túc – nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nay là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vinh dự lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Đã 62 năm trôi qua, nhưng đối với ông Nguyễn Túc, những kỷ niệm trong lần được gặp Bác vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí. Ông vẫn luôn ghi nhớ từng chi tiết, cử chỉ, những lời động viên thăm hỏi và căn dặn của Bác. Mỗi khi nhắc tới sự giản dị, gần gũi, ân cần, bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông không khỏi xúc động, bồi hồi. Trong suốt quá trình công tác giảng dạy và nay là ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, ông luôn phấn đấu học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/05/2020), phóng viên Thu Hiền có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần.
- Dấu ấn của Người trên đất Pháp.- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.- Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương.- Gặp gỡ nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã vinh dự được nhiều lần gặp Bác Hồ.
Vào ngày sinh nhật của Bác thì dòng người đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như nối dài vô tận. Bởi mỗi người dân Việt Nam ai cũng mong muốn một lần gửi niềm kính yêu vô bờ bến đến vị lãnh tụ Vĩ đại, vị cha già của dân tộc Việt Nam. Lại Hoa, phóng viên Đài TNVN ghi lại những cảm xúc của những người con Việt Nam khi đến thăm Bác nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới giáo dục: Học đi đôi với hành.- Những giáo viên ở miền Trung lên rẫy vận động học sinh tới trường sau dịch Covid-19.- Bé gái 7 tuổi ở Trung Quốc học dưới gầm sạp hàng của cha mẹ.
Thực hiện Chỉ thị 05 về dẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, ở các lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến lan tỏa trong xã hội, tạo hình ảnh gần gũi, thân thuộc của người cán bộ gắn bó với nhân dân. Chương trình giới thiệu một số tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Kỳ họp lần thứ 73 Đại hội đồng Y tế Thế giới trực tuyến tổ chức ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định ủng hộ các nhà khoa học "nghiên cứu toàn cầu" về nguồn gốc của Covid-19 và một đánh giá phản ứng toàn cầu với dịch dưới sự dẫn dắt của WHO. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua đã lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân Trà Vinh. Riêng trong đồng bào Khmer cuộc vận động ngày càng có nhiều người tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác và trở thành tâm điểm địa phương. Ghi nhận của phóng viên Sa Oanh – Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL về cuộc vận động lớn đã và đang tạo sự lan tỏa tại tỉnh Trà Vinh.
Với một đất nước có vùng biển rộng gấp ba lần diện tích đất liền như nước ta thì biển đảo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo nhìn nhận trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Bác đã từng căn dặn lực lượng hải quân “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Những lời tâm huyết của người vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác xây dựng và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), chương trình Biển đảo Việt Nam đề cập chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo”.
Sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, nhiều học sinh miền núi tỉnh Quảng Nam chưa tới lớp, hoặc đi học “giã gạo”- tức bữa đi bữa bỏ. Những giáo viên nơi đây đã lặn lội tới từng thôn, bản, tìm tới tận nhà thông báo, vận động học sinh quay trở lại trường. Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung phản ánh.
Đang phát
Live