-Đưa nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử - Hiệu quả xúc tiến thương mại Online.- Doanh nghiệp Việt với những bước đi khởi động - khai phá tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trực tuyến.- Bộ Công thương đồng hành với doanh nghiệp trong xuất khẩu trực tuyến
-Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu vắc xin Covid 19 năm 2022. -Thêm cơ hội lựa chọn và quyết định cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021
Dù phải căng mình chống dịch Covid 19, nhưng 2 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế trong nước vẫn có những điểm sáng, như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định, xuất khẩu tăng trưởng mạnh, và một thông tin đáng chú ý nữa đó là TPHCM thu ngân sách trong 2 tháng đầu năm mỗi ngày lên đến 2900 tỷ đồng, trong khi Trung ương giao chỉ tiêu trung bình ngày là khoảng 1500 tỷ đồng. Vậy tại sao lại có những thành quả kinh tế này, các ngành nghề, các địa phương chưa có kết quả tích cực sẽ rút ra được những bài học gì để làm tốt hơn trong thời gian tới?
Xác định dịch bệnh COVID-19 vẫn còn những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xuất khẩu tại tỉnh Phú Yên đã chủ động tìm kiếm đơn hàng từ sớm. Điều này không những duy trì hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp người lao động ổn định đời sống trong bối cảnh hiện nay.
Mặc dù đại dịch covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới và tác động không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, song hoạt động xuất nhập khẩu ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2021 đã cho những tín hiệu khả quan, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đã đạt khoảng 28 tỷ 550 triệu đô la Mỹ, tăng 55% so với cùng kỳ - là kim ngạch xuất khẩu trong một tháng cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Xuất khẩu, xuất siêu tháng đầu năm cho thấy điều gì? Và những vấn đề gì cần lưu ý trong xuất nhập khẩu năm 2021 này?
- Xuất khẩu lao động trong 'bão' dịch Covid-19: Khó lại càng khó. Nhiều địa phương, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ không đưa được người lao động đi làm việc theo đơn đặt hàng ngay trong những tháng đầu năm, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biễn phức tạp. Địa phương và các doanh nghiệp cần làm gì giúp người lao động trong thời gian chờ xuất cảnh? Đây là nội dung được đề cập trong chuyên mục Vấn đề xã hội.
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng 55% trong quý 1, bất chấp bối cảnh thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng do dịch bệnh.- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh.- Phong tỏa Bệnh viện Giao thông - Vận tải Hải Phòng do liên quan đến ca mắc COVID-19 mới.- Thành phố Hải Phòng cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không khai bảo y tế hoặc khai báo không đúng sự thật.- Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị nhằm cải thiện quan hệ Trung - Mỹ, trong đó có việc Oa-Sinh-tơn nhanh chóng điều chỉnh chính sách với Bắc Kinh.- Lằn ranh đỏ về chương trình hạt nhân của Iran đã tạm thời được tháo gỡ khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế vừa đạt được “một giải pháp tạm thời” kéo dài 3 tháng với Iran để tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước này.
Dù dịch covid-19 diễn biến phức tạp ở cả trong nước và thế giới, nhưng những con số lạc quan về kinh tế trong tháng 1 vẫn liên tiếp dội về. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trên 45% so với cùng kỳ; xuất siêu lập kỷ lục mới với hơn 1 tỷ 300 triệu đô la Mỹ; tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng hơn 22%. Đăng ký doanh nghiệp trong tháng 1 cũng có nhiều khởi sắc với tổng số vốn hơn 395 nghìn tỷ đồng và hơn 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh cả về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng và số vốn đăng ký. Những tín hiệu lạc quan trong tháng đầu khởi động năm mới càng thôi thúc cả nước quyết tâm hành động cao hơn nữa để phát huy thành quả, đặc biệt là ngăn chặn cho được dịch Covid 19, làm nền tảng duy trì sản xuất kinh doanh. Đây là nội dung mục Tiêu điểm với phần trình bày của BTV Thanh Trường:
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gạo Việt Nam trong năm qua liên tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng lịch sử trong 10 năm trở lại đây, là điểm sáng trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu ngay từ những ngày đầu năm 2021 vẫn tiếp tục tăng cao, liên tiếp lập kỷ lục bằng việc xuất khẩu lô hàng 1600 tấn đi Philippin và Malaysia với giá cao kỷ lục, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế bằng giá trị và chất lượng, chinh phục cả những thị trường được xem là khó tính nhất. Vậy nguyên nhân nào giúp mặt hàng nông sản này vượt qua được khó khăn, tạo nên giá trị bằng chất lượng ra sao để chiếm lĩnh thị trường một cách ngoạn mục như vậy? Tiềm năng và dự báo trong năm 2021 cho mặt hàng gạo Việt Nam như thế nào? Đây là nội dung sẽ được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT.
- Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm Vàng) lần thứ 5 - năm 2020 diễn ra vào tối nay.- Bộ Thông tin và Truyền thông mở Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam tại địa chỉ tingia.gov.vn.- Lô hàng gạo đầu tiên năm nay, 1.600 tấn được xuất đi Malaysia và Singapore.- Khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Đang phát
Live