Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng- Đồng Nai hoàn thành giải phóng 5.000 hécta mặt bằng sân bay Long Thành- 8 tháng, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 3 tỷ 500 triệu USD, tăng gần 56% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay- Tân thủ tướng Thái Lan đặt mục tiêu đưa doanh thu du lịch nước này lên 94 tỉ USD trong năm 2024- Liên hợp quốc cảnh báo xung đột ở Sudan tạo vòng xoáy thảm họa nhân đạo trong khu vực
Sáng nay, trong không khí cả nước hân hoan, phấn khởi, chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và tập thể lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025.
Chiều nay 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chinhh chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Cùng dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và thành phố Hà Nội.
Sau đúng 1 năm Quốc hội bấm nút thông qua, siêu dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô đã được khởi công. Một kỷ lục đã được ghi nhận với một dự án trọng điểm Quốc gia. Với thành phố Hà Nội, dự án đường Vành đai 4 đi qua 7 quận, huyện và tổng diện tích đất phải thu hồi lên tới gần 800 hecta, 16.633 hộ dân phải thu hồi đất. Cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc thần tốc, quyết liệt với tinh thần “trên dưới đồng lòng”. Với những quyết sách chưa có tiền lệ và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đi đầu của các cán bộ đảng viên, sự đồng lòng hưởng ứng của người dân, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang từng bước hiện thực hóa, thể hiện tầm nhìn và khát vọng là đòn bẩy cho sự phát triển của Vùng Thủ đô và cả nước.
Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay tình trạng tham nhũng chính sách là vấn đề luôn tồn tại, có nhiều biểu hiện phức tạp và không dễ nhận diện. Đó là việc cố tình đưa vào các đạo luật những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Hậu quả do tham nhũng chính sách gây ra rất lớn nhưng xử lý hiệu quả tình trạng này là điều không dễ dàng. Giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phiên họp thứ 25 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
Những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê (BĐBP Đắk Lắk) đã thực hiện tốt các chương trình "Con nuôi đồn biên phòng", "nâng bước em tới trường", "mái ấm biên cương" hay các mô hình kinh tế trồng lúa nước, nuôi bò sinh sản, tặng dê giống… giúp đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Từ đó, người dân thêm tin tưởng vào lực lượng biên phòng, cùng tham gia bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. PV Tuấn Long, Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên, có bài viết về công tác xây dựng thế trận lòng dân của các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê.
- Xây dựng xanh- xu hướng tất yếu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.- Những công trình xanh tiêu biểu trên thế giới.
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
Hầu hết sinh viên ngay khi ra trường có việc làm. Đây là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh tại Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cử nhân thực hành hệ chính quy cho sinh viên khóa 49 và Khóa đào tạo đầu tiên theo chương trình chất lượng cao nghề Điện công nghiệp của nhà trường cho hơn 300 sinh viên diễn ra hôm nay.
Huyện Mộc Châu đã được quy hoạch là khu du lịch quốc gia trọng điểm của tỉnh Sơn La. Những năm gần đây tình trạng vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại các khu du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn bất cập. Các công trình vi phạm đã ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển du lịch, làm xấu đi hình ảnh đẹp tự nhiên vốn có của huyện Mộc Châu.
Đang phát
Live