Trong bối cảnh kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ về chính sách thuế bổ sung vào các chính sách đã được thực thi. Chính sách này sẽ phần nào giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung chúng tôi dành nhiều thời lượng trong Dòng chảy kinh tế hôm nay. Giảm thuế là giải pháp cấp bách hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người dân vượt khó; Xây dựng chính sách hỗ trợ về thuế các đối tượng gặp khó khăn do COVID-19 sát với tình hình thực tế; Chương trình còn có nội dung phản ánh: Ngân hàng chú trọng phát triển sản phẩm tín dụng nông nghiệp.
-Sáng kiến cứu sống bệnh nhân COVID-19: Chia đôi 1 máy ECMO cho 2 người bệnh - Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà máy pháp quyền XHCN Việt Nam
Vừa tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15 đã thông qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gắn với hoạch định phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự chủ động, dẫn dắt của Quốc hội trong hoạt động lập pháp. Tuy vậy, để nâng cao chất lượng các luật do Quốc hội ban hành, cần tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật đối với công tác xây dựng luật, kiên quyết không đưa vào chương trình những dự án luật chưa bảo đảm chất lượng. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng "ăn đong", có dự án luật nào thì đưa vào chương trình dự án luật đó.
Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.
Kiểm soát quyền lực được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã làm “xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”. Kết quả phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp gần đây cho thấy, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực đang ở mức đáng báo động, trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong xã hội, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, sử dụng sai trái quyền lực để tham nhũng là yêu cầu cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống và trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc - Ban Bí thư ra Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.- Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 và sản xuất kinh doanh tại hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.- Số lượng F1 tại TPHCM hiện rất nhiều, có thể gây quá tải và lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly tập trung, Bộ Y tế hướng dẫn thành phố thực hiện cách ly y tế cho F1 tại nhà.- Cảnh báo tình trạng giả danh nhân viên ngành điện gọi điện lừa đảo tiền của khách hàng.- Vòng đàm phán mới để đưa Mỹ và Iran trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đứng trước nhiều thách thức, khi Iran và Mỹ đều đưa ra tuyên bố nặng nề.- Biến thể Vi-rút SARS CoV-2 mang tên Đelta lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ khiến số ca mắc Covid-19 tăng vọt, đe dọa thành quả chống dịch của thế giới.
Giai đoạn (2021 -2025) sẽ là một chặng đường chông gai đối với các địa phương trên con đường cán đích Nông thôn mới, đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây khó khăn rất lớn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn. Cần phải làm gì để đưa “con thuyền nông thôn mới” vượt khó trong dịch bệnh - đây là nội dung mà chúng tôi cùng các vị khách mời sẽ bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trực tiếp trên Kênh thời sự (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay. Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Lưu Đức Khải – Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), Bộ Kế hoạch đầu tư 2. Bà Trần Thị Huệ - Bí thư Đảng ủy xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư công phải trở thành “vốn mồi”, tạo sự lan tỏa thu hút đầu tư trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu “kép” năm nay, chính vì thế, chỉ trong vòng một tuần, liên tiếp các cuộc họp, hội nghị trực tiếp từ cấp bộ, ngành, địa phương, đến hội nghị toàn quốc, do Chính phủ chủ trì, bàn các giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Qua đó đã thấy quyết tâm mới, tạo kỳ vọng chuyển biến mạnh trong đầu tư công giai đoạn tới.
Phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Đang phát
Live