Triển khai thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nhật Bản, từ ngày 11 - 13/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thăm và làm việc tại Nhật Bản, đồng thời đồng chủ trì Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 và hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Funakoshi Takehiro. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, Đối thoại Đối tác chiến lược này được 2 bên tổ chức trở lại do gián đoạn của dịch bệnh Covid-19.
GS. Fei-Fei Li (Đại học Stanford, Mỹ) là một trong 5 nhà khoa học được vinh danh Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu. Bà là người đã tạo ra tập dữ liệu ImageNet giúp thúc đẩy sự tiến bộ trong hệ thống nhận diện hình ảnh, giúp huấn luyện các mô hình học sâu ở quy mô lớn. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với nhà khoa học người Mỹ được mệnh danh là “mẹ đỡ đầu” của AI, nổi tiếng với đóng góp đột phá trong lĩnh vực thị giác máy tính.
Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, các doanh nghiệp nước này đang hướng ra các địa bàn nước ngoài với nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng vốn đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất... Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với nhiều lợi thế, tiếp tục được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, và là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản. Vậy những yếu tố nào tạo nên “Sức hút Việt Nam” đối với các doanh nghiệp Nhật Bản?
Theo kết quả cuộc điều tra do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản vừa công bố hôm nay 12/12, Việt Nam đang giữ vị trí thứ hai trong số các địa chỉ đầu tư nước ngoài hấp dẫn và có triển vọng nhất đối với các doanh nghiệp nước này.
Ngành công nghiệp công nghệ phần mềm của Việt Nam trong hơn 20 năm qua vẫn là ngành công nghiệp dưạ trên giá rẻ, chủ yếu tập trung vào các công đoan có giá trị thấp trong các dự án công nghệ. Nhận định trên được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả đề án thành phần thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và đại học chia sẻ do UBND TP.HCM tổ chức ngày 12/12.
Tổng bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tạo điều kiện tháo gỡ ngay các vướng mắc và đưa vào khai thác sử dụng các dự án điện năng lượng tái tạo.- Bộ KH&CN khởi động chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.- HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, hạn chế hoặc cấm xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.- Tỉnh Đồng Tháp công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”.- Mỹ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây tung ra nhiều đòn trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraina.- Báo động dịch bệnh lạ có nguy cơ lây lan rộng – Tổ chức Y tế thế giới cử chuyên gia tới Cộng hòa dân chủ Công-gô tìm hiểu nguồn gốc dịch bệnh.
Cùng với ba chân kiềng kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi xanh đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ, cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2024 có khả năng đạt trên 7,2%, tạo đà cho tăng tưởng kinh tế năm 2025 có thể mục tiêu 8% như Chính phủ đặt ra. Cơ hội cho đầu tư là rất thực. Đó là nhận định của các chuyên gia, nhà phân tích tại hội thảo “Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội” do báo Đầu tư tổ chức hôm nay (12/12/2024).
Năm 2024 kỷ niệm 10 năm “Chính sách Hành động hướng Đông” của Ấn Độ. Đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận khu vực Đông Nam Á của Ấn Độ kể từ năm 1992. Trở lại nắm quyền nhiệm kỳ 3 sau chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn quyết tâm theo đuổi và phát triển chính sách này dựa trên những kết quả và định hướng hành động mạnh mẽ hơn. Trong đó, Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
Sáng nay 12/12, tại Tokyo, Đối thoại chính sách chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 đã chính thức khai mạc.
Ngành gỗ cần làm gì để thích ứng và tiếp tục phát triển?- Người Việt Nam tiêu thụ đường tăng 7 lần trong 15 năm- Hiệu quả mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử- Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo các nước Châu Á đang phát triển có khả năng tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến trước đây- Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương vào năm 2025- Những thông tin hoạt động đầu tư tài chính
Đang phát
Live