Cộng đồng quốc tế đánh giá cao phiên họp điểm nhấn về hành động bom mìn do Việt Nam chủ trì tại Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.- Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ TPHCM giải cứu kịp thời 5 người trong vụ hỏa hoạn xảy ra rạng sáng nay.- Mỹ và Philippines bày tỏ quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông.- Iran thả tàu hàng của Hàn Quốc và thuyền trưởng, sau 3 tháng giam giữ ở Iran.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ, trong đó có 2 ứng viên Phó thủ tướng là ông Lê Minh Khái và ông Lê Văn Thành.- Cứ 4 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp được hưởng “trái ngọt” từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này vẫn còn ở mức rất thấp. Chính phủ và các bộ ngành cần sớm tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề này.- Đã có 10 người chết trong các vụ cháy nghiêm trọng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong tuần đầu tháng 4. Sự việc một lần nữa cho thấy lỗ hổng lớn trong công tác phòng cháy chữa cháy, đó là thực trạng không có lối thoát hiểm tại các ngôi nhà ống hiện nay. - Indonesia xây trụ sở cụm tác chiến hải quân trên quần đảo Natuna - đề phòng các tình huống xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên Biển Đông.- Singapore nghiên cứu tế bào T chống virus SARS-CoV-2
Ngày 07/4/2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ “Ổn định” lên “Tích cực” và đánh giá mức xếp hạng Hồ sơ tín dụng độc lập (SCP) của PVN ở mức “BB+”, xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) ở mức “BB”. Đánh giá này là hành động nối tiếp việc Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam có mức xếp hạng “BB” từ mức “Ổn định” lên “Tích cực” vào ngày 01/4/2021 của Fitch Ratings.
- Việt Nam bắt đầu các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021 - Việt Nam muốn trở thành quốc gia tiên phong về giảm thiểu ô nhiễm đại dương
Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Vậy để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, và chúng ta đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gì? Đây là những vấn đề được ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. phân tích:
Thành ủy Hà Nội yêu cầu xác minh, kiểm tra thông tin về hoạt động của "Câu lạc bộ Tình người" ở quận Cầu Giấy có tính chất mê tín dị đoan.- Gần 70.000 thí sinh cả nước bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Đây là đợt có số thí sinh đông nhất từ trước tới nay.- Cảnh báo chỉ số tia cực tím tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đều ở mức rất cao. Đặc biệt tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau có chỉ số cao nhất ở mức rất nguy hiểm.- Liên hiệp quốc và chỉ huy quân sự cấp cao 12 nước ra tuyên bố lên án việc sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình tại Myanmar khiến hơn 90 người thiệt mạng trong ngày hôm qua.- Báo cáo nguồn gốc Sar-cov-2 sẽ được Tổ chức Y tế thế giới công bố minh bạch trong vài ngày tới. Trong khi đó, cựu giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ vẫn tiếp tục nghi ngờ virus Sar-cov2 đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
- Việt Nam và Ma-rốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ dựa trên ba trụ cột: kinh tế, chính trị, văn hóa - Việt Nam – Campuchia chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19
Công ty Panasonic Việt Nam vừa cho biết, Tổ chức Nghiên cứu Tiếp xúc Toàn Cầu Texcell*1 đã chứng minh được khả năng ức chế vi rút SARS-CoV-2 của điều hòa Panasonic trang bị công nghệ nanoe™ X.
- Việt Nam tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng 149 quốc gia hạnh phúc - Điều này sẽ đem lại khát vọng cho cuộc sống hạnh phúc của người Việt như thế nào?- Đến với “lớp học xuyên biên giới” của cô giáo Hà Ánh Phượng - một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương trong Tháng Thanh niên.- Khát khao chinh phục mọi miền Tổ quốc của chàng trai xương thuỷ tinh.- Độc đáo triển lãm tranh Van Gogh bằng công nghệ kỹ thuật số ở Mỹ.- Câu chuyện về Học viện ballet cho trẻ em nghèo tại Nigeria.
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc công bố mới đây, thứ hạng của Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 83 lên 79 trong bảng xếp hạng 149 quốc gia, xếp trên cả nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, kể từ năm 2018 đến nay, năm nào nước ta cũng vươn lên những thứ hạng cao hơn về mức độ, chỉ số hạnh phúc của người dân. Với tư cách là một nước thành viên cam kết hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc, Việt Nam đã có những hành động cụ thể như thế nào để thúc đẩy chỉ số hạnh phúc của người dân? Đây là những nội dung được vị khách mời PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó trưởng Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bàn luận
Đang phát
Live