Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.
Theo ước tính, với 57 triệu tín chỉ các bon rừng bán ra thị trường quốc tế mỗi năm, Việt Nam có thể thu về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Chưa kể, Việt Nam còn có nhiều tiềm năng tạo nguồn tín chỉ các bon từ các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, chất thải.
Năm 2023, Bộ LĐTBXH tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy và triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu hướng tới trong năm nay là tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1 đến 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; tỷ lệ nghèo đa chiều của các huyện nghèo giảm khoảng 4%.
Thế hệ người Việt Nam thứ 2, thứ 3 sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, khái niệm về Việt Nam trong họ vốn chưa được định hình rõ nét. Nhưng nhờ những chuyến trở về trải nghiệm chốn cội nguồn đã níu chân họ. Để rồi rất nhiều bạn trẻ đã quyết định ở lại Việt Nam lập nghiệp hoặc nỗ lực kết nối Việt Nam với nước sở tại đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đang trở thành nơi những kiều bào trẻ khát khao cống hiến, khát khao vươn lên…
Hoà chung không khí đón mừng Năm mới của cả nước, tối 19/01, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức chương trình “Mừng xuân Quê hương, chào năm Quý Mão 2023”.
Nhằm tạo không khí vui tươi, đầm ấm cho cán bộ, nhân viên cũng như đại diện bà con cộng đồng đón Tết Quý Mão 2023, ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức gói bánh chưng. Trong điều kiện khó khăn đặc biệt tại địa bàn trong suốt cả năm 2022, đây là cố gắng lớn.
“Hội nghị Paris đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao cách mạng Việt Nam, đã tôi luyện nên những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh; để lại những bài học lớn cho ngành ngoại giao trong bối cảnh mới”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Cùng dự lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành Ngoại giao, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973 và nhiều nhân chứng lịch sử khác.
- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Quý Mão.-Những điều cần lưu ý trong thị trường online dịp cận Tết.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Khánh Hòa với các phương án sẵn sàng đón khách du lịch Trung Quốc
Dự báo năm 2023 sẽ là năm còn nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới.- Tỉnh Quảng Bình khởi công Dự án thành phần 2 - Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 188 tỷ đồng.
- Nhân lực số - Thách thức về chất lượng và số lượng. - Ấn Độ lần đầu tiên giới thiệu ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời.
Đang phát
Live