TP.HCM khai mạc tuần lễ sách và các hoạt động chào mừng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Hoạt động này do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ và một số đơn vị khác tổ chức.
Quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào đã tạo nên sự gắn bó bền chặt giữa Quân đội Nhân dân Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay, quân đội hai nước luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau để cùng hợp tác và phát triển.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện trưng bày chuyên đề: “Gan vàng dạ sắt”. Cùng với hàng trăm tư liệu, hình ảnh được trưng bày trong khuôn viên Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, trưng bày giúp công chúng thêm thấu hiểu sự gian khổ, khốc liệt của chiến tranh và những đóng góp của các vị tướng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tối nay (14/12), tại tỉnh Quảng Trị khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức. Ngày hội này có sự tham gia của 16 tỉnh, thành phố gồm: Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Quảng Trị. Đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước và nhân dân tỉnh Quảng Trị dự lễ khai mạc.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang”.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương coi phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang.- Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 thảo luận toàn thể về đại dương và Luật biển đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày công ước về Luật biển có hiệu lực.- Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Triển khai thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nhật Bản, từ ngày 11 - 13/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thăm và làm việc tại Nhật Bản, đồng thời đồng chủ trì Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 và hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Funakoshi Takehiro. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, Đối thoại Đối tác chiến lược này được 2 bên tổ chức trở lại do gián đoạn của dịch bệnh Covid-19.
GS. Fei-Fei Li (Đại học Stanford, Mỹ) là một trong 5 nhà khoa học được vinh danh Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu. Bà là người đã tạo ra tập dữ liệu ImageNet giúp thúc đẩy sự tiến bộ trong hệ thống nhận diện hình ảnh, giúp huấn luyện các mô hình học sâu ở quy mô lớn. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với nhà khoa học người Mỹ được mệnh danh là “mẹ đỡ đầu” của AI, nổi tiếng với đóng góp đột phá trong lĩnh vực thị giác máy tính.
Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, các doanh nghiệp nước này đang hướng ra các địa bàn nước ngoài với nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng vốn đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất... Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với nhiều lợi thế, tiếp tục được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, và là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản. Vậy những yếu tố nào tạo nên “Sức hút Việt Nam” đối với các doanh nghiệp Nhật Bản?
Theo kết quả cuộc điều tra do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản vừa công bố hôm nay 12/12, Việt Nam đang giữ vị trí thứ hai trong số các địa chỉ đầu tư nước ngoài hấp dẫn và có triển vọng nhất đối với các doanh nghiệp nước này.
Ngành công nghiệp công nghệ phần mềm của Việt Nam trong hơn 20 năm qua vẫn là ngành công nghiệp dưạ trên giá rẻ, chủ yếu tập trung vào các công đoan có giá trị thấp trong các dự án công nghệ. Nhận định trên được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả đề án thành phần thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và đại học chia sẻ do UBND TP.HCM tổ chức ngày 12/12.
Đang phát
Live