Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước, trong đó có nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng âm, thì Việt Nam vươn lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng 2,12%, quý 3 tăng mạnh hơn quý 2, đạt 2,62%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V thay vì chữ U, chữ L hay W như nhiều nền kinh tế khác. Nhiều tổ chức quốc tế và định chế tài chính nhận định, hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp nước ta vượt qua khó khăn của đại dịch và những cơ hội nào cần phải tận dụng để vươn lên trong bối cảnh mới này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế:
Sau khi gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1977, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ tổ chức lớn nhất hành tinh này. Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, xây dựng đất nước từ một quốc gia nghèo đói sau chiến tranh trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại, đồng thời ngày càng có những đóng góp tích cực vào công việc chung của thế giới.
- Tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hàn Quốc.- Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020 thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp giữa các nước trong khu vực.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định bổ nhiệm và tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.- Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.- Mưa lũ tại khu vực miền Trung đã ngớt, các địa phương tập trung khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, cuộc sống của người dân. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, nhiệm vụ số một là tập trung cứu trợ người dân.- Bão số 8 đang hướng vào khu vực miền Trung và tiếp tục tăng cấp.- Có thể bỏ được sổ hộ khẩu khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2021.- Thủ tướng Nhật Bản Suga Yóhihide cam kết hỗ trợ các quốc gia ASEAN trong việc tăng cường năng lực đảm bảo an ninh hàng hải, nhằm đối phó với các mối đe dọa trong khu vực.- Nhiều quốc gia châu Âu đẩy mạnh các biện pháp hạn chế xã hội, kể cả lệnh giới nghiêm và phong tỏa, nhằm đối phó với dịch Covid-19 đang có xu hướng bùng phát mạnh trở lại.
Với chiều dài của lịch sử quan hệ, Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng, thân thiết. Không chỉ dừng lại ở những số liệu kinh tế, những chuyến viếng thăm nhau, mà được thể hiện qua giao thoa tâm hồn, tạo nên sự đồng điệu có thể phá bỏ mọi rào cản. Hơn thế nữa, tinh thần của quan hệ hai nước được thể hiện rất rõ nét qua hoạt động giao lưu văn hóa, đặc biệt là giao lưu con người. Đó là nét đặc trưng nhất của quan hệ được coi là kiểu mẫu trên thế giới.
- Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide bắt đầu chuyến thăm chính thức nước ta. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Sư-ga, khẳng định sự coi trọng đặc biệt mối quan hệ chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.- Đã có ít nhất 84 người chết do mưa lũ ở miền Trung. Mưa lớn vẫn trút xuống suốt đêm qua và sáng nay tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị khiến việc tìm kiếm các nạn nhân mất tích gặp nhiều khó khăn.- Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp 4.000 tấn gạo hỗ trợ nhân dân miền Trung.- Nhiều hãng hàng không miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ đồng bào lũ lụt.- Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn tại Thái Lan với sự tham gia của hàng chục nghìn người, phần lớn là giới trẻ.- Mỹ cảnh báo trừng phạt mọi hành động bán vũ khí cho Iran.- Tuần hành lớn trên toàn nước Pháp tưởng niệm một giáo viên vừa bị sát hại dã man sau khi cho các học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohamet của người Hồi giáo.
- Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. - Liên hoan Phim khoa học 2020 vì mục tiêu phát triển bền vững.
Số liệu thống kê của 9 tháng năm nay cho thấy tác động rõ rệt của dịch Covid 19 tới kinh tế nước ta, trực diện là giới doanh nhân, doanh nghiệp. Con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể cao hơn gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái là minh chứng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp trụ vững, thậm chí qua dịch bệnh, còn tìm ra những hướng đi mới, tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới. Doanh nghiệp không những duy trì được hoạt động, còn có sự chuẩn bị, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh để “tăng tốc” phát triển. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: Doanh nhân Việt Nam- “Vững tay chèo trước sóng cả”
Nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2020. Dịp này, tỉnh Cà Mau cũng ra mắt “Cà phê kết nối doanh nghiệp”. Trần Hiếu - PV Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu long đưa tin:
Chịu tác động nhiều chiều từ đại dịch, 9 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng rất nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác đã-đang nỗ lực trên nhiều khía cạnh. Không chỉ nhằm trụ được hoặc mong phục hồi năng lực vốn có, họ thích nghi với thời cuộc – có khả năng vươn lên mạnh mẽ, trong giai đoạn mới. Họ đang góp phần khẳng định bản lĩnh doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là chủ đề Câu chuyện thời sự ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Câu chuyện sinh động, ý nghĩa hơn qua chia sẻ của hai khách mời: ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần viễn thông FPT.
Đang phát
Live