Quỹ DP World toàn cầu (thuộc tập đoàn Chuỗi cung ứng toàn cầu DP World) sẽ hỗ trợ 45.000 USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão Yagi. Tin chi tiết cho biết:
Ngày 31/7, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã tiến hành viện trợ 150 triệu Euro (khoảng 162 triệu USD) cho Chính quyền Palestine. Đây là khoản viện trợ đầu tiên trong tổng số 400 triệu Euro tiền tài trợ khẩn cấp mà EU đã "hứa hẹn" dành cho Palestine.
Australia vừa công bố gói viện trợ quân sự lớn chưa từng có cho Ukraine. Trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskyy đang ở thăm Mỹ vào tối 11/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã thông báo về gói viện trợ quân sự trị giá 250 triệu AUD cho Ukraine. Đây là gói viện trợ quân sự lớn nhất mà Australia dành cho Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga vào năm 2022.
Hôm qua (2/5), trong chuyến thăm Ukraine, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định Anh sẽ hỗ trợ Ukraine gói quân sự hàng năm lên đến 3 tỷ bảng Anh (tương đương hơn 3,7 tỷ USD). Trước Anh thì Mỹ, Đức cũng như nhiều thành viên khác của NATO tuyên bố sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. Động thái này vấp phải sự phản ứng mạnh từ Nga.
Ngày 15/4, Bộ trưởng chính sách khu vực và quỹ phát triển của Ba Lan thông báo rằng Warsaw đã nhận được 6,3 tỷ euro từ quỹ phục hồi của EU đồng thời sẽ phải thực hiện các cải cách nhằm thay đổi phù hợp, toàn diện nền pháp quyền.
Hôm nay (17/03), phái đoàn Liên minh châu Âu sẽ làm việc với chính phủ Ai Cập, đồng thời công bố gói tài chính viện trợ trị giá 7,4 tỷ Euro, tương đương hơn 8 tỷ đô la nhằm mục đích củng cố nền kinh tế của nước này trước hậu quả của hai cuộc xung đột ở Dải Gaza và Sudan.
Hạ viện Mỹ hôm qua đã bác dự luật do Đảng Cộng hoà đề xuất nhằm cung cấp 17,6 tỷ USD viện trợ cho Israel. Các nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết họ muốn một dự luật rộng hơn để bao gồm cả viện trợ cho Ukraine, hỗ trợ nhân đạo và an ninh biên giới. Đây đang là vấn đề gây chia rẽ chính trị sâu sắc tại Mỹ trong bối cảnh lập trường của các bên đều cứng hơn trong năm bầu cử quan trọng này.
Ngày 01/2, Chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU) Xác-lơ Mi-xen (Charles Michel) tuyến bố nhóm 27 đã đạt được sự đồng thuận về gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro dành cho Ukraina.
Theo chân Mỹ, nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Australia, Canada, Anh, Italia và Phần Lan ngày 27/10 thông báo ngừng tài trợ cho Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine UNRWA sau nghi vấn một số nhân viên của cơ quan này có liên quan tới lực lượng Hamas. Chính quyền Palestine đã kêu gọi những quốc gia kể trên cân nhắc lại quyết định, cho rằng điều này có thể kéo theo những rủi ro lớn về chính trị và cứu trợ tại dải Gaza.
Liên minh châu Âu hôm qua đã không đạt được thoả thuận về gói hỗ trợ tài chính trị giá 50 tỷ Euro cho Ukraine dù trước đó đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên cho nước này. Liên minh châu Âu đang ngày càng cho thấy sự chia rẽ về cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, với những hậu quả kinh tế và chính trị ngày một rõ rệt.
Đang phát
Live