Sau những tháng đầu năm bị chững lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động đầu tư vẫn chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế là nhiệm vụ đang đặt ra đối với nước ta hiện nay:
- Hà Nội tăng cường hỗ trợ vốn cho người lao động hoàn cảnh khó khăn tiếp cận phát triển kinh tế gia đình. - Các mô hình kinh tế hợp tác- Đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương.
Mặc dù dịch COVID-19 tác động nặng nề đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng qua đã có sự chuyển biến tích cực. Với quyết tâm cao, Chính phủ đặt ra mục tiêu, phải nỗ lực phấn đấu để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.
- Vì sao các bộ ngành địa phương xin trả lại hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công.- Phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? Và làm gì để phân loại được thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào?- Nhạc sỹ Vũ Văn Viết- người đã xác lập Kỷ lục là nhạc sĩ sáng tác các ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất Việt Nam.- Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sẽ từ nhiệm.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, bộ, cơ quan trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công tổ chức mới đây, con số được công bố thu hút sự quan tâm của dư luận đó là có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương đề nghị chuyển trả vốn kế hoạch với tổng vốn là trên 6.300 tỷ đồng. Vì sao các đơn vị chuyển trả lại vốn đầu tư công? Yếu tố khách quan, chủ quan nào dẫn đến thực tế này? Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng ta cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
- Vì sao các bộ ngành địa phương xin trả lại hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công?- Tìm giải pháp ngăn chặn vận chuyển hàng lậu bằng dịch vụ chuyển phát nhanh.- Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng lên ngưỡng mới sau các cuộc tập trận riêng rẽ của 2 nước.- Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1: Điểm tiếng Anh tiếp tục “đội sổ”: Phản ánh đúng thực trạng dạy và học.- Xử lý quảng cáo “rác” xuất hiện trên thiết bị di động: Người sử dụng cần lưu ý những gì?
- Siết chặt các khoản vay kinh doanh BĐS, chứng khoán, tiêu dùng.- STG và VNS không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không muốn tăng vốn điều lệ.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
- Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử.- Trung Đông trong chiến lược bầu cử của Mỹ.- Chuyển trả vốn đầu tư công: buồn và vui.- ĐBSCL: tận dụng cơ hội EVFTA như thế nào?- Italia thử nghiệm vắc-xin tiềm năng trên người.
- Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng – đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhìn từ thực tế cao tốc Bắc – Nam.- Đẩy mạnh giải ngân gắn với trách nhiệm người đứng đầu.- Vận động giải tỏa mặt bằng hơn 1000 hộ dân trong 15 ngày – thực tế tại Quảng Ninh.
- Thách thức nào đặt ra trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ các nước châu Âu?- Các địa phương đang đẩy mạnh liên kết để hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa.- Làm thế nào để chuyển đổi số thành công; tận dụng lợi thế của quá trình chuyển đổi số vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong tình hình hiện nay?
Đang phát
Live