Gỡ điểm nghẽn, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông- PV ông Nguyễn Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt VN về tăng đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh vận tải đường sắt- Đà Nẵng đẩy mạnh sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số.
Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động vốn từ nhiều cá nhân bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, lừa đảo các nhà đầu tư bằng việc hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau - hình thức huy động vốn đa cấp, dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn “sập bẫy”. Làm thế nào để nhận diện và tránh được những “bẫy lừa” huy động vốn đang “giăng mùng” trên khắp các lĩnh vực hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình hôm nay.
Với tỷ trọng càng cao trong cơ cấu dân số, người cao tuổi ngày càng có một vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ không những là người chỉ đường, dẫn dắt thế hệ sau mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và nỗ lực đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng. Người cao tuổi nước ta đã và đang thực sự là “vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam”. Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 và tháng 10, "Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam", Chương trình Đối thoại hôm nay bàn về chủ đề “Để phát huy hiệu quả khả năng to lớn của Người cao tuổi đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá 15 và ông Nguyễn Túc, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Lễ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản diễn ra tối nay tại Hà Nội- Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, trong đó tập trung với những dự án có điều kiện triển khai tốt- 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhóm các tỉnh Tây Bắc ký hợp tác du lịch- Ủy ban châu Âu (EC) khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga- Người lao động Hy Lạp đình công phản đối dự thảo luật lao động mới
Hôm nay 21/9, Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X tập trung thảo luận các giải pháp nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2023. Thách thức lớn nhất đặt ra đối với tỉnh Quảng Nam là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng của năm 2023 quá thấp, chỉ hơn 34%, nguy cơ bị thu hồi vốn rất lớn.
Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động vốn từ nhiều cá nhân bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, lừa đảo nhà đầu tư bằng việc hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau - hình thức huy động vốn đa cấp, dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn “sập bẫy”. Giải pháp nào để ngăn chặn triệt để các thủ đoạn góp vốn đầu tư trá hình? Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Từ nay đến cuối năm, dự kiến còn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra là 14%. Chưa bao giờ ngành ngân hàng lại rơi vào tình trạng dư thừa tiền như hiện tại. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cho rằng khó tiếp cận vốn ngân hàng. Nguyên nhân do ngân hàng hạn chế cho vay hay doanh nghiệp không muốn vay? Cần những giải pháp gì để tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiếp được nguồn vốn tín dụng mà vẫn đảm bảo được an toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng dư thừa tiền do sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn đang khá yếu.- Đề xuất thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng có quy mô 20.000 ha
Tổng thống Hoa Kỳ Giâu Bai-đừn hôm nay sẽ tới Hà Nội thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước ta theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ cho thấy, 94/95 bộ, ngành, địa phương, cũng như các đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức đồng ý với việc bỏ thi thăng hạng viên chức- Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự đoán năm nay có thể giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch- Lễ trao Giải Cánh diều Vàng năm 2023: Tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ xuất sắc- Các nhà lãnh đạo của Nhóm Các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu Thế giới (G20) thông báo ra mắt Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu và Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu- Số người chết trong trận động đất tại Ma Rốc đã lên đến 2.012 người. Nhiều quốc gia tiếp tục bày tỏ tình đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ Ma-rốc khắc phục hậu quả động đất
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Đang phát
Live