
Những năm gần đây, hệ thống chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Đắk Lắk đã mở rộng đến các buôn làng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện đã có trên 10.000 hộ người dân tộc thiểu số vay trên 2.000 tỷ đồng ở các chi nhánh của Agribank Đắk Lắk. Nhờ nguồn vốn này, người dân có điều kiện để đầu tư chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng thời vụ, không còn lệ thuộc vào nạn tín dụng đen như trước đây nữa.
Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn để thu hút đơn hàng. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.
Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống xanh và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng, quan tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Do đó, nâng cao vị thế hàng Việt theo hướng xanh, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu là hết sức cần thiết. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề này, BTV Anh Tú có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn An Thịnh -giảng viên cao cấp, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tại Kỳ họp thứ 16 diễn ra chiều nay, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét xử lý kỷ luật đối với 12 tập thể và 44 cá nhân- Lãi suất tiết kiệm tại nhóm 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước giảm xuống mức thấp lịch sử ghi nhận trong giai đoạn COVID-19 tới nay- Tình trạng nới lỏng giám sát đối với mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói khiến nông sản Việt Nam có nguy cơ đánh mất thị trường- Bên lề khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, các nước tiếp thêm nỗ lực cho giải pháp 2 nhà nước hòa bình ở Trung Đông- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nâng triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay, song hạ dự báo tăng trưởng năm tới
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ giám sát hàng năm đối với mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói rau quả sau khi cấp so với yêu cầu thực tế còn nhiều bất cập. Nếu tình trạng vi phạm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các ngành hàng xuất khẩu, làm mất uy tín của hàng nông sản Việt Nam, thậm chí có thể đánh mất thị trường đã phải tốn rất nhiều công sức, thời gian và nguồn lực để mở cửa.
Diễn đàn kinh tế - xã hội 2023: tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng.- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các mặt hàng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy.- EU chia rẽ vì ngũ cốc Ukraine.- Vũng Tàu kiên quyết dẹp chợ tự phát, tạo sinh kế cho dân.
Nỗ lực “xanh”: cần thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ từ “đầu tàu kinh tế”.- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?.- Hiệu quả khi khu công nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện
“Hãy biến đổi thế giới. Hãy mang lại công bằng và bình đẳng hơn cho các tổ chức quốc tế của chúng ta. Hãy cùng giải cứu các mục tiêu Phát triển bền vững và đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn mà mọi người đều xứng đáng có được điều đó”. Đây là thông điệp được Tổng thư ký và người đứng đầu các tổ chức Liên hợp quốc phát động trong “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững”, diễn ra hôm qua (16/9).
Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sáng nay 15/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”. PV Xuân Lan thông tin:
Đang phát
Live