
Cuộc phế truất Chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ- Các tình nguyện viên giải cứu chó mèo hoang khỏi nắng nóng gay gắt tại Gruzia- Chính sách miễn giảm học phí rất kịp thời và nhân văn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Thị trường bất động sản liệu đã có dấu hiệu phục hồi? - Để thúc đẩy tiến trình Phát triển Năng lượng xanh, sạch, bền vững: Chính phủ cần sớm phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch Năng lượng và Quy hoạch Điện VIII - Hải Phòng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), cùng với các cấp, các ngành, các lực lượng, Chi đội Kiểm ngư số 2 đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm cùng ngành thủy sản gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định là lực lượng nòng cốt trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên các vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước, tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài. Phóng sự của PV Thu Lan:
Hơn 78 năm kể từ khi thành lập, lực lượng Công an nhân dân luôn đóng vai trò là “thanh bảo kiếm”, là “lá chắn thép” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hàng vạn chiến sĩ Công an nhân dân đã không quản ngại ngày đêm giữ vững an ninh trật tự, góp phần đem lại bình yên cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, thời gian gần đây, lực lượng này lại trở thành mục tiêu mà các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá. Những hành vi này không chỉ nhằm phủ nhận công lao của các cán bộ, chiến sĩ công an mà còn làm xấu đi hình ảnh lực lượng Công an nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. GS-TS, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an cùng bàn luận câu chuyện này.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
Thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thưc hiện.
Đang đi với tốc độ nhanh trên đường, bỗng dưng nghe thấy những tiếng còi hú ầm ầm có thể gây hoảng loạn cho nhiều lái xe. Trong nhiều trường hợp, người lái không thể phân biệt được tiếng còi phát ra từ đâu và không biết nên làm gì khi gặp xe ưu tiên? Ngoài ra, cũng có một số bác tài lại cố tình không nhường đường cho xe ưu tiên và sẽ bị xử phạt theo luật. Hãy nghe những chia sẻ về cách ứng biến khi gặp xe ưu tiên để tránh tiền mất, tật mang nhé các bác tài!
Tình trạng sạt lở núi, bờ sông, bờ biển tại tỉnh Quảng Trị diễn biến ngày càng phức tạp trong mùa mưa bão. Trong đó, huyện miền núi Hướng Hóa là nơi có nguy cơ rất cao về sạt lở đất.
- Cần thêm cơ chế chính sách để hợp tác xã phát triển hơn.- Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, thách thức nỗ lực “xanh”.- Các dự án giao thông trọng điểm giúp "làm ấm" thị trường bất động sản phía Nam
Đang phát
Live