
Những mảnh đời bất hạnh, những đứa trẻ mồ côi, những học trò nghèo luôn mơ về bữa cơm có thịt... đã được vòng tay ấm áp của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Sơn La chở che, bao bọc. Đó là kết quả của những Đề án, Dự án đặc biệt, riêng có của Công an Sơn La, được lên ý tưởng, triển khai ngay sau những chuyến công tác về với cơ sở, với bà con. Những Đề án, Dự án nhân văn đã giúp Công an Sơn La thêm gắn kết, gần gũi với đồng bào các dân tộc, lan toả hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân “bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc nơi phên dậu của Tổ quốc.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỉnh đã áp dụng cơ chế đặc thù đối với các điểm mỏ làm vật liệu xây dựng bổ sung phục vụ thi công dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay về giám sát ba chương trình mục tiêu quốc gia, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận đó là giảm nghèo bền vững bằng cách nào. Sự quan tâm này có lý do bởi mặc dù tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là hơn 4%, giảm 1,17%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% so với năm 2021 đạt được mục tiêu, chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao nhưng kết quả chưa bền vững. Để làm rõ thêm về nội dung này, tại phòng thu trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam tại nhà Quốc hội, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với đại biểu Lâm Văn Đoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội:
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
“Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cam kết đồng hành, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân” - Đây là khẳng định của Tổng Thư ký OECD Mathias Cormamn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN trong chuyến thăm Việt Nam, đồng chủ trì các hoạt động của Chương trình Đông Nam Á tại Hà Nội.
Nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của doanh nghiệp, người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sáng nay (27/10/2023), Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”.
Tối 26/10, Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại TP.HCM đã bế mạc sau 4 phiên thảo luận chính và 1 bài phát biểu trực tuyến của đại diện Cơ quan đối ngoại EU trong ngày làm việc thứ hai
Anh Đặng Văn Sàu, cán bộ Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được cộng đồng người Tày biết đến với những bài then được đặt lời mới và dịch sang tiếng Tày. Nhiều tác phẩm do anh Sàu đặt lời đã được biểu diễn tại các sự kiện văn hóa lớn của địa phương và các hội diễn, hội thi toàn quốc.
Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, sản phẩm có mặt tại 140 thị trường trên thế giới. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển nhằm nâng cao giá trị kinh tế bền vững.
Chiều nay, Quốc hội nghe các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sánh nhà nước 5 năm 2021-2025. Các báo cáo của Chính phủ đều thể hiện sự quyết tâm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Đang phát
Live