
Hôm nay 18/10, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức biểu dương, khen thưởng và nhân rộng 9 mô hình “Dân vận khéo”. Đây là những mô hình tiêu biểu, được chọn trong hơn 100 mô hình trong toàn tỉnh.
Trong số 4 khu tái định cư cho cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hiện chỉ có khu tái định cư Long Đức (huyện Long Thành) là thành hình hài, bắt đầu có những hộ dân đầu tiên về xây dựng nhà cửa.
Theo các chuyên gia, phát triển khu công nghiệp sinh thái gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ trong tiến trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26). Đây cũng là một trong những lợi thế để Việt nam thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. PV Xuân Lan đã phỏng vấn ông Alessandro Flammini- Điều phối viên quốc tế, Trưởng kỹ thuật chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu I của Tổ chức UNIDO về vấn đề này:
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo của nước ta thời gian tới, sáng nay, sáng nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn với chủ đề “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”.
Từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (năm 2021) tới nay, mỗi năm tỉnh Gia Lai giảm khoảng 3% số hộ nghèo. Thực tế cho thấy, công tác giảm nghèo tại tỉnh được tập trung tại vùng dân tộc thiểu số, với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án và khuyến khích người dân thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo bền vững.
Làm gì để Hà Nội phát huy hiệu quả thương hiệu " Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới?- Hiệu quả từ lớp dạy tin học cho bà con vùng khó ở Gia Lai.- Thăm "Căn hộ tương lai" với lối sống thân thiện môi trường ở Pháp
- Đường sắt tốc độ cao sẽ kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm- Phỏng vấn ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt về tác động thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của ĐSTĐC- Khu thương mại tự do, làn gió mới thu hút doanh nghiệp vào Đà Nẵng
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
Triển khai Nghị quyết số 06, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quyết định số 891, ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là bản quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của nước ta. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu như: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Mức sống của người dân nông thôn gần với mức sống của khu vực đô thị… sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Đang phát
Live