
Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhộn nhịp ra đồng để chăm sóc lúa, thu hoạch muối. Bà con kỳ vọng năm Giáp Thìn mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, giá cả nông sản khởi sắc.
Chúng ta đang ở những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão, đón chờ năm Giáp Thìn mới đến. Năm 2023 vừa qua, là một năm đầy khó khăn của kinh tế Việt Nam khi thách thức kéo dài, nhiều hơn cơ hội, xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa hồi sức hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, chỉ số lạm phát ở nhiều nước tăng cao cùng xung đột chính trị cục bộ. Một trong những điểm sáng trong những năm gần đây, tôi muốn nhắc đến là sự vươn lên mạnh mẽ của hàng Việt Nam cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan toả và có sức hút đặc biệt từ miền xuôi lên vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Hệ thống thương vụ và các doanh nghiệp Việt kiều đã làm cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt nam chinh phục những thị trường khó tính. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế cuối năm Quý Mão, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tạo dựng thương hiệu- nâng tầm, kết tinh giá trị Việt ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Nằm ở ngoại ô thành phố Lào Cai, nơi giáp ranh giữa 2 xã Tả Phời và Hợp Thành có một phiên chợ văn hóa thu hút đông đảo đồng bào thiểu số bản địa cùng người dân thành thị tới thưởng thức, mua sắm. Điều này khiến cho Phiên chợ ngày Tết lại càng đặc sắc hơn.
Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Bộ, Ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các tổ chức quốc tế.
Năm qua, mặc dù ảnh hưởng khó khăn bởi suy thoái kinh tế nhưng phần lớn nông dân Lâm Đồng nói chung, người dân tộc thiểu số K’ho trong tỉnh nói riêng vẫn duy trì sản xuất và đảm bảo nguồn thu nhập. Kết quả này là nhờ thay đổi tư duy trong canh tác, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất cũng như phát huy được thế mạnh của địa phương mình, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng nâng cao giá trị và bền vững. Nhờ đó đã góp phần đưa tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 của tỉnh này đạt 5,63% và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 85 triệu đồng.
Tết đến xuân về, khép lại những lo toan bộn bề của cuộc sống, tạm gác lại những tháng ngày cặm cụi với đồi quế, nương ngô, đồng bào Dao đỏ vùng quế Văn Yên-Yên Bái lại tổ chức đón Tết truyền thống theo cách của riêng mình. Những ngày xuân, ngoài chúc tụng anh em, họ hàng, những chàng trai, cô gái Dao đỏ vùng quế Văn Yên-Yên Bái lại tụ hội thành từng tốp, cùng nhau ca hát, múa chuông bên những rừng quế đã mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào. Trang phục rực rỡ của các cô gái, chàng trai hòa cùng sắc thắm hoa mơ, hoa mận làm cho không khí đón xuân trên các bản làng người Dao đỏ Yên Bái càng thêm tươi vui, đậm đà bản sắc.
Cách đây 90 năm, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập ở xã Phước Hải (nay là thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), đánh dấu sự trưởng thành của cán bộ, đảng viên tỉnh trong phong trào cách mạng. Phát huy truyền thống cách mạng, kiên trung của vùng Đất Đỏ anh hùng, Đảng bộ, chính quyền thị trấn Phước Hải đang nỗ lực góp sức để trở thành một trong những nơi đi đầu trong phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xứng đáng là cái nôi của vùng đất cách mạng.
Tết nguyên đán đang cận kề, tuy nhiên những ngày này, trên khắp các cánh rừng cao su ở Lai Châu, công nhân và người lao động vẫn hăng say làm việc. Mỗi người đều ra sức thi đua, với mục tiêu góp phần nhỏ bé của mình vào thành quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị, tăng thêm thu nhập và mong muốn có một cái tết đủ đầy hơn.
Mùa xuân này, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới Quảng Nam đã có nhà mới để đón Tết. Với họ, đây là cái Tết đặc biệt, bởi lần đầu tiên trong đời được ở ngôi nhà khang trang, sạch đẹp trong khu dân cư mới tập trung. Tình làng nghĩa xóm càng gắn bó hơn khi Tết đến Xuân về. Để có được những ngôi nhà mới cho bà con, tỉnh Quảng Nam đã huy động và lồng ghép linh hoạt hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí. Trong đó, có nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân hảo tâm; đặc biệt là Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc sắp xếp, ổn định dân cư các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng hàng ngàn nhà ở giúp bà con nghèo vùng biên giới có chỗ ở ổn định.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên.
Đang phát
Live