“Làm thế nào các quốc gia có thể đồng thời duy trì tăng trưởng trong khi bảo vệ hành tinh này” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Giữa muôn vàn giải pháp, ý tưởng “kinh tế tuần hoàn” đang ngày càng trở nên phổ biến. Tại Thái Lan, trong kế hoạch phát triển mới nhất của mình, chính phủ nước này đưa ra mô hình “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh” (BCG) cho tương lai bền vững. Ngành du lịch Thái Lan được áp dụng mô hình kinh tế này một cách rõ nét nhất, trong đó có việc thiết lập một tiêu chuẩn mới cho du lịch có trách nhiệm.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
- Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều xuất khẩu - Bắc Ninh phát triển nông nghiệp tuần hoàn - Phát triển nhiều giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho người dân
Những năm gần đây, doanh nghiệp, HTX, nông dân Sơn La đã và đang tiếp cận với cách làm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu ở một địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.
Nhân lực trẻ tạo đà cho nông nghiệp phát triển - Phỏng vấn PGS TS Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp - Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông - Làm gì để phục hồi vườn cây ăn quả sau hạn mặn? - Mô hình nông nghiệp tuần hoàn đem lại thu nhập cao.
Với ý tưởng lấy ngắn nuôi dài, tạo ra vòng tuần hoàn trong chuỗi nuôi trồng, mô hình chăn nuôi và canh tác tổng hợp của vợ chồng chị Bùi Thị Lý và anh Nguyễn Văn Vương (xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng) đã thành công khi tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý. Đây cũng là kết quả của tinh thần dám nghĩ, dám làm của những người trẻ khi quyết định khởi nghiệp và làm giàu trên ruộng đất quê.
Kỷ niệm Ngày Bắc Âu (23/3), chiều nay, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam Đam Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm để cùng chia sẻ các Giải pháp Xanh cho Kinh tế Tuần hoàn và Quản lý chất thải, cũng như khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam trong việc loại bỏ chất thải và giảm thiểu ô nhiễm, tuần hoàn sản phẩm và tái tạo thiên nhiên.
Phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng và không thể đảo ngược. Để tạo "lực" cho doanh nghiệp startup ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, thì việc tạo thêm các cơ chế sẽ giúp các doanh nghiệp startup tham gia mạnh mẽ hơn vào mô hình này. Từ đó, góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.
Đang phát
Live