Như kế hoạch đã công bố, sáng 17/6, Trung Quốc vừa phóng thành công tàu Thần Châu-12 lần đầu tiên đưa người lên trạm vụ trũ. Đây sẽ là nhiệm vụ du hành dài nhất của các phi hành gia nước này trên không gian.
Trung Quốc hôm nay (16/6) chính thức công bố kế hoạch phóng tàu Thần Châu 12 lên trạm vụ trũ đầu tiên của nước này. 3 phi hành gia sẽ được đưa lên đây và ở lại trong khoảng 3 tháng.
ừ hội nghị nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cho đến Thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU)… Trung Quốc luôn là chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất. Khác với dự đoán về sự thận trọng từ các đồng minh của Mỹ, sự hình thành một lập trường chung cứng rắn đối với Trung Quốc khiến giới quan sát nhận định có khả năng châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Thời gian qua, Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vaccine lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cán cân đang bắt đầu thay đổi khi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine cho thế giới. Động thái này được đánh giá là bước “tăng tốc” của Mỹ trong cuộc đua “ngoại giao vaccine” nhằm thúc đẩy lợi ích và khôi phục vai trò lãnh đạo của Washington. Thế nhưng sau một thời gian bị đánh giá là “chậm chân”, liệu Mỹ có thể sớm “bắt kịp” Trung Quốc hay Nga - hai ứng viên hàng đầu trong cuộc đua đang càng lúc càng nóng bỏng này?
Theo thông tin từ VP Công trình đưa người vào vũ trụ Trung Quốc (CMSA), ngày 9/6 tổ hợp tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-12 và tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đã được chuyển đến khu vực bãi phóng. Dự kiến trong tháng 6, Trung Quốc sẽ đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung của nước này.
Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ sáu diễn ra ngày 7-8/6 là một trong những sự kiện trọng tâm của chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc. Đây là nhưng hội nghị trực tiếp đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao được ASEAN tổ chức sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát với nhiều nội dung quan trọng được đề cập.
Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc. Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ sáu (MLC-6) diễn ra hôm qua và hôm nay (7-8/6) là một trong những sự kiện trọng tâm của chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm này, dấu mốc lớn trên chặng đường dài nhiều thành tựu trong hợp tác song phương và cũng hứa hẹn điểm khởi đầu mới để phát triển hơn nữa quan hệ hai bên. Hội nghị được kỳ vọng là cơ hội để Trung Quốc và ASEAN thảo luận toàn diện về việc hợp tác cùng nhau vượt qua đại dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như vạch ra những chiến lược cho mối quan hệ đôi bên trong tương lai.
Mở rộng danh sách trừng phạt, Mỹ hôm qua (3/6) đã đưa thêm 28 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”. Động thái của Mỹ dự báo sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào vòng xoáy đối đầu mới.
Trung Quốc hôm 2/6 đã quyết định đình chỉ các sự kiện thể thao như chạy việt dã hay marathon trong bối cảnh lo ngại về an toàn của các hoạt động này sau vụ 21 vận động viên thiệt mạng tại giải chạy ở tỉnh Cam Túc mới đây.
Bitcoin và các đồng tiền điện tử lớn khác đồng loạt mất giá sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra quan điểm không chấp nhận dạng thức thanh toán bằng tiền số. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc siết chặt các quy định liên quan đến tiền ảo, một lĩnh vực kinh doanh lớn ở nước này và chiếm tới 70% nguồn cung Bitcoin toàn cầu. Trung Quốc không công nhận tiền điện tử là một đồng tiền hợp pháp và hệ thống ngân hàng không chấp nhận tiền điện tử hoặc cung cấp các dịch vụ có liên quan. Lý do đằng sau quyết định này và tác động của nó đến thị trường tiền ảo là những nội dung chúng tôi đề cập trong 10p Sự kiện luận bàn hôm nay.
Đang phát
Live