Biển Đông tiếp tục là từ khóa nóng trong những ngày gần đây. Cùng với những hành vi phi pháp chiếm đóng và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn vừa tiến hành những hành vi phi pháp nguy hiểm trên các vùng biển của Philippines, nhưng mặt khác lại muốn Philippines hợp tác, đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông hôm nay, chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn những phân tích của chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines:
- Vì sao liên tục được cảnh báo nhưng tình trạng đuối nước vẫn diễn ra?- Phòng chống tác hại của thuốc lá - Luật đã có nhưng vẫn khó xử phạt người hút thuốc nơi công cộng.- Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa” với Philippines trong vấn đề Biển Đông.- Xã Sơn Lôi vững vàng bước vào Đại hội đảng.- Triển lãm khẩu trang tại Séc - dấu mốc về đại dịch Covid-19.
Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp, Liên bang Nga.
- Giải pháp ứng phó với tình trạng khô hạn gay gắt ở khu vực Nam Trung Bộ.- Lạng Sơn xử lý vụ việc kinh doanh giống gia cầm nhập lậu, tiêu hủy gần 5 nghìn con gia cầm giống.- Nhận định của Chuyên gia Nga: “Hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.- Khung pháp lý cho hợp đồng đối tác công tư (PPP) - Tạo đột phá thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng.- Giải pháp ngăn chặn 5 nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài.- Hình thức mới để quảng bá sản phẩm điện ảnh với công chúng, qua sự kiện Liên hoan phim quốc tế Can nổi tiếng - sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến trong 10 ngày.
- Cử tri đánh giá cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” của Quốc hội.- Việt Nam có thêm 6 bệnh nhân đang điều trị được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi bệnh lên 278 ca. Trong diễn biến liên quan, sức khoẻ của bệnh nhân số 91 đã có những tiến triển tích cực.- Tập đoàn Xăng dầu đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho khách hàng.- Mỹ tuyên bố dừng thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu Trung Quốc không mua thêm 200 tỷ đô la hàng hóa, dịch vụ Mỹ.- Bỉ bắt giữ 26 đối tượng liên quan vụ tìm thấy 39 thi thể người Việt Nam, trong một container đông lạnh ở hạt Essex, Anh.
- Thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật phòng chống xâm hại trẻ em tại Quốc hội hôm nay (27/5), nhiều đại biểu đề nghị mở rộng hình thức xử phạt, lao động công ích, công khai danh tính tội phạm xâm hại trẻ em.- Thêm 6 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh và được xuất viện, trong đó có nữ bệnh nhân số 19 nặng nhất miền Bắc, từng bị ngừng tim đột ngột và phải sống nhờ thở máy 17 ngày. Đến nay, đã gần 1 tháng rưỡi nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng.- Bộ Giao thông Vận tải đang lên phương án nối lại một số đường bay quốc tế để trình Thủ tướng phê duyệt.- Bệnh viện Bạch Mai – một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước sẽ tiến tới xoá bỏ giường dịch vụ theo yêu cầu, hướng tới nguyên tắc chủ đạo là chất lượng và công khai minh bạch.- Công an tỉnh Bắc Ninh cho rằng "chưa có chứng cứ" về việc Công ty Tenma Nhật Bản hối lộ hơn 5 tỷ đồng cho quan chức thuế, hải quan của tỉnh.- Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ đổ vỡ, khi Tổng thống Donald Trump muốn trừng phạt Trung Quốc vì đại dịch Covid-19.- Phán quyết của Tòa án Canada hôm nay liên quan đến Giám đốc tài chính Tập đoàn Huawei sẽ được xem là “nút thắt” quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada.
- Nhân sự Đại hội 13 của Đảng: Gốc có vững – cây mới bền.- Trung Quốc vi phạm cả Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
Phóng viên Hồ Điệp với ông James Kraska, Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hàng hải Mỹ về những hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Giáo sư James Kraska cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập “Tây Sa” và “Nam Sa”, đưa máy bay đậu ở Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyên mục “Góc nhìn học giả quốc tế về Biển Đông”, phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, mở đầu loạt bài phỏng vấn các học giả nước ngoài về các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Trong chuyên mục Vấn đề Quốc tế hôm nay, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm góc nhìn của một chuyên gia Australia về nội dung này. Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Tiếp tục làm rõ nghi vấn Công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam để được miễn truy thu thuế 400 tỷ đồng.- Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bao giờ chấm dứt nạn cát tặc trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19.- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.
Đang phát
Live