Sáng nay, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I - năm 2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự phiên họp giả định. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, các ủy ban của Quốc hội và 263 trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành phố. Đây là lần đầu tiên, tại Nhà Quốc hội, diễn ra phiên họp giả định dành cho trẻ em nhằm thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hóa chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. Tin của phóng viên Lê Tuyết.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ nhất-Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tin tưởng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Joe Biden hôm nay sẽ tạo động lực mới, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và giao lưu nhân dân- Xuất khẩu tháng 8 vừa qua đạt hơn 32 tỷ đôla. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp có mức xuất khẩu tăng, giúp xuất khẩu tiếp đà phục hồi-Lần đầu tiên tỉnh Nghệ An vượt mốc 1 tỷ đôla thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 1 năm-Nắng hạn kéo dài khiến hàng nghìn người dân thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, thiếu nước sinh hoạt. -Hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất mạnh tại Ma-rốc cách đây 2 ngày.
Hơn 200 đại biểu trẻ em tiêu biểu toàn quốc sẽ có cơ hội đóng vai, giả định mình được là đại biểu Quốc hội tại Phiên họp giả định ''Quốc hội trẻ em'' diễn ra vào hôm nay (10/9). Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I - năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức.
Paris trở thành thủ đô đầu tiên ở châu Âu cấm xe scooter điện.- Bộ sách dân gian dành cho trẻ em.- Nghệ nhân ưu tú Hồ Thị Hợp - Người gìn giữ “báu vật” dệt Zèng của đồng bào Tà-Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hoá chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, chiều nay (30/8), tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I - năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/9 tới.
Mới đây, dư luận xã hội rúng động trước vụ một bé trai 7 tuổi sinh sống trong khu biệt thự trên quận Long Biên, Hà Nội bị bắt cóc tống tiền, với số tiền chuộc lên đến 15 tỷ đồng. Dư luận chưa hết bàng hoàng bởi phương thức, thủ đoạn của đối tượng rất manh động, liều lĩnh thì lại hoang mang, lo lắng khi tiếp tục xảy ra vụ nghi bắt cóc một bé gái 8 tuổi ở Quảng Trị lúc cháu bé đang chơi trên vỉa hè quốc lộ 1. Rất may sau đó lực lượng chức năng đã chặn bắt nghi phạm kịp thời, giải cứu cháu bé. Những vụ việc tương tự như vậy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ gia đình nào. Thời gian gần đây, hiện tượng bắt cóc trẻ em có chiều hướng gia tăng không chỉ gây bức xúc trong xã hội mà đang trở thành mối lo lớn đối với các bậc phụ huynh, khi mà cái ác đang nhắm vào những đứa trẻ còn non nớt, ngây thơ và không có khả năng kháng cự. Vậy thế nào để phòng ngừa cũng như bảo vệ con trẻ khỏi mối nguy hiểm này? Làm sao để tạo không gian an toàn cho trẻ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Chuyên gia tâm lý – PGS TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Làm thế nào để phòng ngừa các tình huống nguy hiểm và tạo không gian an toàn cho trẻ?- Người phụ nữ biến nhà mình thành phòng khám đặc biệt cho những chú chim nhỏ tại Mehico
Ủy ban TVQH cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản- 185.000 liều vaccine 5 trong 1 (được viện trợ) sẽ chuyển ngay cho 49 tỉnh, thành phố (trong tháng 8 này) để tiêm chủng cho trẻ- Cổ phiếu của VinFast chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ- Hàn Quốc, Trung Quốc phản đối việc các chính trị gia Nhật Bản gửi đồ lễ hoặc thực hiện các chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni- Tài sản toàn cầu ước tăng 38% vào năm 2027, trong đó phần tăng chủ yếu tại các thị trường mới nổi
Trong bối cảnh chứng “nghiện” internet và trò chơi điện tử ở trẻ nhỏ đang là mối lo ngại hàng đầu của các bậc phụ huynh, chính phủ Trung Quốc mới đây đã công bố dự thảo quy định mới về vấn đề này. Theo đó, trẻ em tại nước này sẽ không được truy cập internet vào ban đêm, cũng như bị giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị di động thông minh mỗi ngày. Quy định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9 tới sau khi hoàn tất quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân. Dư luận hiện đang đặt câu hỏi về tính khả thi của giải pháp này? Góc nhìn của PV Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Bàng hoàng, căng thẳng, thậm chí bỏ nhà ra đi, là những gì mà những vị thành niên trải qua khi biết tin mình bị nhiễm HIV. Những bệnh nhân này còn quá trẻ để hứng chịu nỗi đau của sự kỳ thị trong xã hội, nhất là khi các em chưa đến tuổi được đưa ra yêu cầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm khẳng định và điều trị. Trong khi các các bạn trẻ này muốn giữ kín những điều khó nói của mình, đặc biệt là tình trạng nhiễm HIV, thì luật hiện hành lại quy định, trẻ dưới 15 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ có mặt ký vào phiếu đề nghị xét nghiệm khẳng định. Đây cũng là khó khăn nổi lên trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay.
Đang phát
Live