Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cùng với những tiện tích mang lại, do tiếp cận quá sớm các thiết bị điện thoại, Internet đã dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Phòng tránh cho trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng - nội dung được bàn luận trong Chương trình Cuyên gia của bạn hôm nay.
Đan Mạch, cùng với Thụy Điển và Phần Lan là những quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị bắt nạt học đường thấp nhất châu Âu, trong khi nhiều nước khác trong khu vực đang phải đau đầu với thực trạng này. Vậy đâu là bí quyết để quốc gia Bắc Âu giải quyết vấn đề nan giải đó?
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Hiệp hội Nghề Công tác xã hội ASEAN (ASWC) tổ chức Hội thảo khu vực về “Hướng dẫn khu vực cho các nước thành viên ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực”. Hội thảo có sự tham dự trực tuyến của các đại biểu là đầu mối phụ trách Hiệp hội Nghề Công tác xã hội các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế ở cấp khu vực hoạt động trong lĩnh vực này.
Sáng nay, tại Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Hiệp hội Nghề Công tác xã hội ASEAN (ASWC) tổ chức Hội thảo khu vực về “Hướng dẫn khu vực cho các nước thành viên ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực”. Hội thảo có sự tham dự trực tuyến của các đại biểu là đầu mối phụ trách Hiệp hội Nghề Công tác xã hội các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế ở cấp khu vực hoạt động trong lĩnh vực này.
# Chị Hoàng Thị Diệu Thuần, sinh năm 1987 ở Nghệ An, người đã có 7 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu khi ở cái tuổi đẹp nhất, tuổi 20 với bao ước mơ, hoài bão. Diệu Thuần được biết đến như là một hiện tượng kỳ tích trong y học khi cô đã được các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ghép tế bào gốc thành công vào năm 2012. Trở lại cuộc sống bình thường sau bao nỗ lực của bản thân và gia đình, cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp, ẩn bên trong là sức sống phi thường ấy đang ngày đêm làm việc thiện nguyện với nhiều dự án cho bệnh nhân ung thư. Diệu Thuần là người sáng lập và là giám đốc điều hành của Mạng lưới Vì trẻ em ung thư. Cùng với đó, Diệu Thuần còn tạo nhiều hoạt động tạo sinh kế cho người bệnh, gia đình người bệnh để gia tăng thêm nguồn kinh phí làm đầy quỹ hỗ trợ “Mạng lưới Vì trẻ em ung thư”. Trạm tóc ước mơ do Diệu Thuần sáng lập đang hoạt động hiệu quả, mỗi tuần mang tặng những bộ tóc giả cho bệnh nhi ung thư, giúp các em tự tin hơn và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Hoàng Thị Diệu Thuần và hành trình tiếp nghị lực, truyền cảm hứng cho bệnh nhi ung thư.
Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Pháp Planète Enfants et Développement tại Việt Nam (PE&D) tổ chức Hội nghị công bố và triển khai dự án “Hỗ trợ chăm sóc vì sự phát triển toàn diện cho trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng thành phố ". Dự án nhằm góp phần từng bước bảo đảm các quyền cơ bản của các nhóm trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ, có cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng với các dịch vụ hỗ trợ, qua đó giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Trẻ em luôn là đối tượng chịu nhiều tổn thương nhất trong các cuộc xung đột, đại dịch, thiên tai và bạo lực gia đình. Nhân ngày quốc tế về quyền trẻ em (20/11), Liên hợp quốc đã lấy chủ đề Bảo đảm mọi quyền lợi cho mỗi trẻ em như lời nhắc nhở sâu sắc về quyền của trẻ em trên thế giới- đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Gần 3 năm qua, nhờ hỗ trợ của cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Ninh, hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được phẫu thuật dị tật mắt, giúp các em học tập và sinh hoạt tốt hơn.
Gần 10 năm qua, có 1 xưởng may nhỏ ở thành phố Lạng Sơn đã cưu mang, đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập cho hơn 100 người khuyết tật, giúp họ có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện phong trào “Vì đàn em thân yêu”, Tỉnh đoàn Gia Lai đã trao tặng hơn 50 mô hình sinh kế cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Đang phát
Live