Tuần này chương trình đề cập đến câu chuyện nguy cơ tai nạn với trẻ em, học sinh khi mùa hè đến. Các em không phải đến trường có thể sẽ ra đường nhiều hơn, ý thức tham gia giao thông lại chưa cao nên rất dễ dẫn đến tai nạn. Người lái xe cần chú ý đến trẻ con thế nào khi lưu thông trên đường? Rất mong lắng nghe kinh nghiệm từ các bác tài và quý vị thính giả.
Hướng đến mục tiêu đẩy lùi vấn nạn bạo hành và thúc đẩy bảo vệ trẻ em, Dự án “Cái ôm ấm áp” vừa chính thức quay trở lại với nhiều hoạt động ý nghĩa và mới mẻ trong năm 2023. Bước vào năm thứ hai, dự án kỳ vọng sẽ đồng hành với cộng đồng để tạo nên những thay đổi thiết thực, thông qua việc cung cấp những thông tin hữu ích, những hoạt động kết nối để cùng nhau nhận diện, thấu hiểu và hành động, vì sự an toàn và hạnh phúc của thế hệ tương lai. Dự án được thực hiện bởi tổ chức ChildFund Hàn Quốc và công ty bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life.
Những ngày vừa qua số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục gia tăng, đáng lưu ý có nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện điều trị trong tình trạng nặng và đã có một trẻ tử vong.
Trong 2 ngày 28/6 và 29/6, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam tổ chức tập huấn truyền thông về công tác trẻ em. Đây là 1 trong những hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.
Nghỉ hè là khoảng thời gian nhiều học sinh, đặc biệt là trẻ em yêu thích, mong đợi. Thế nhưng, nghỉ hè cũng là khoảng thời gian nhiều phụ huynh loay hoay, chật vật: để các em tự do sinh hoạt thì có thể nảy sinh tiêu cực, thậm chí hậu quả khôn lường, còn nếu quá để tâm đến các con, công việc lại bị ảnh hưởng. Nắm bắt tâm lý đó, rất nhiều khoá học mùa hè dành cho học sinh, trẻ em đã ra đời – chủ yếu do các công ty tổ chức sự kiện thực hiện và thu phí. Mục đích, mục tiêu là tốt, nhưng thực tế cũng đã bộc lộ những mặt chưa được. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Lê Quỳnh Lan – Quản lý tác động chương trình và đối tác, Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam với nhiều hoạt động uy tín toàn cầu vì trẻ em và ông Vũ Việt Anh, Tổng Giám đốc Học viện Thành công.
Trong 19 năm, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận gần 5.400 cuộc gọi đến; hỗ trợ, can thiệp cho hơn 9.600 trẻ em. Đáng chú ý, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em tăng mạnh trong những năm gần đây.
Sáng nay (21/6), gần 100 em nhỏ đã tham gia lễ xuất quân chương trình học kỳ quân đội do Thành đoàn TP.HCM phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố tổ chức nhân dịp hè 2023.
Từ đầu hè đến nay, tại Hải Phòng xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, đặc biệt là khi có không ít khu vực sông được người dân biến thành những “bãi tắm”, “bể bơi” tự phát, ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Mặc dù các địa phương đã tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, nhưng người dân vẫn chủ quan với sự an toàn của chính bản thân mình và người thân.
Chỉ mới hơn nửa tháng nghỉ hè, cả nước đã có nhiều trẻ em bị đuối nước, tai nạn thương tích. Riêng tuần đầu tháng 6, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận gần chục trẻ nhập viện trong tình trạng bị ngừng tim kéo dài và suy hô hấp nguy kịch, do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Điều đáng nói là chỉ duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách. Làm thế nào để phòng tránh đuối nước nói riêng và phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em nói chung? Trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay, bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng khoa Khám bệnh, phụ trách đơn nguyên Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm (Hà Nội) bàn luận về vấn đề này.
Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ em (12/6) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra năm 2002 và được Liên hợp quốc công nhận, nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em. Năm nay, Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ có chủ đề “Công bằng xã hội cho tất cả mọi người- Hãy chấm dứt lao động trẻ em”. Tại Việt Nam, công tác phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trong thời gian qua đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam không cao và giảm dần theo từng năm. Kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy: Tỷ lệ trẻ em Việt Nam tham gia làm việc đã giảm từ 15,5% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2018.
Đang phát
Live