- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.- Ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử - đem lại nhiều mối lợi cho doanh nghiệp.- Làm thế nào để kiểm soát một cách hiệu quả việc sử dụng thuốc lá điện tử?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19
Gần 8.500 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với hơn 8 nghìn 700 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, đa phần là trẻ bị xâm hại tình dục; hàng trăm trẻ bị bạo lực, bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; Hơn 1 nghìn 300 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Đây là con số báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội tính từ tháng 1/2015 đến tháng tháng 6 năm 2019. Trong các vụ xâm hại trẻ, phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế này xảy ra nhiều thời điểm, ở nhiều nơi, ngay cả ở những nơi tưởng chừng như bình yên nhất là gia đình hay trường học. Đây thực sự là vấn đề hết sức nghiêm trọng và đáng báo động. Theo chương trình nghị sự đã được xây dựng, ngày mai (27/5), Quốc hội sẽ dành trọn một ngày để thảo luận trực tuyến Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Phiên họp quan trọng này nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em? Khách mời là chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cùng bàn luận về nội dung này.
- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Tiếp tục làm rõ nghi vấn Công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam để được miễn truy thu thuế 400 tỷ đồng.- Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bao giờ chấm dứt nạn cát tặc trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19.- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.
- Nhân sự Đại hội XIII của Đảng: gốc có vững, cây mới bền.- Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2020: Điểm mới và phản ứng dư luận.- Sức mua trong nước suy giảm - doanh nghiệp, tiểu thương "khó" chồng "khó".- Tại sao phải mua bảo hiểm xe cơ giới?- Khóa học làm phim cho tuổi teen trong mùa hè.
- Quản lý thị trường Hà Nội: Tạm giữ số lượng lớn phụ tùng ô tô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.- Quảng Nam xử phạt gần 18 triệu đồng và tịch thu hơn 4.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu.- Dịch bệnh tạm lắng - Lạng Sơn căng mình chặn hàng lậu, hàng giả.
Sau thời gian dài nghỉ học vì dịch covid-19, trẻ mầm non, mẫu giáo trên cả nước đã quay trở lại trường học. Bên cạnh những biện pháp phòng dịch hiệu quả như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay khi vào lớp, nhiều phụ huynh cũng lo lắng về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ khi quay lại trường học trong điều kiện thời tiết nóng bức như hiện nay. Sau đây là những điểm cần lưu ý về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè:
TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam đang trải qua những ngày nắng nóng nhất trong năm. Học sinh vừa đi học lại sau kỳ nghỉ dài ngày chống Covid-19 gặp phải thời thời tiết oi bức khiến trẻ thấy khó chịu, mệt mỏi. Các bác sĩ nhi cũng cảnh báo, thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em. Phản ánh của Kim Dung, phóng viên thường trú tại TPHCM.
- Khoảng trống pháp lý về bảo vệ chăm sóc trẻ em.- Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang chống chọi với tình trạng hạn hán khốc liệt. Hàng chục ngàn hộ dân khu vực nông thôn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đời sống sinh hoạt của bà con đang gặp nhiều khó khăn. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại TP.HCM đưa tin:
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại bằng nhiều hình thức như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.... trong giai đoạn từ 2015-2019. Đó là con số được nêu lên trong báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đáng nói, qua giám sát cũng chỉ ra nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Những nhận định này đặt câu hỏi về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt của cấp chính quyền địa phương.
Đang phát
Live