Ngay cả những ông trùm trong ngành đồ chơi trẻ em cũng phải thừa nhận rằng, chỉ những ai có tâm huyết thật sự mới đầu tư vào lĩnh vực này, bởi sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất phức tạp, nhiều tiêu chuẩn khắt khe, trong khi năng lực vốn khả năng tự chủ nguồn cung phụ liệu, thiết kế mẫu của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có một ông bố trẻ đang ngày ngày mày mò nghiên cứu và quyết định dấn thân vào lĩnh vực khó nhằn này. Đó là anh Bùi Ngọc Cường, Giám đốc Công ty Oli Wood chuyên sản xuất và kinh doanh đồ chơi bằng gỗ an toàn cho trẻ em. Trước khi đến với nghề này, anh Cường đã ổn định với nghề kỹ sư điện, làm việc tại một tập đoàn lớn của nước ngoài tại Việt Nam với mức lương cao, nhưng khi thấy đồ chơi ngoại chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong đó có không ít loại kém chất lượng gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, anh Bùi Ngọc Cường đã quyết định làm lại từ đầu. Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với anh Bùi Ngọc Cường.
- Làm gì để ngăn chặn tình trạng phá rừng liên tiếp xảy ra?- Sản xuất và sáng tạo đồ chơi trẻ em dựa trên sở thích của trẻ và triết lý về gia đình.- Chiến dịch ‘Blackout Tuesday’ - Tưởng nhớ George Floyd và chống nạn phân biệt chủng tộc.- Người dân Mexico “tung” đồ qua cửa sổ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của Covid-19.- Người cao tuổi nên tận hưởng tuổi già hay giúp đỡ con cái?
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN==== PHÁT LẠI
- Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên?- Chiến dịch ‘Blackout Tuesday’ - Tưởng nhớ George Floyd và chống nạn phân biệt chủng tộc.- Người dân Mexico “tung” đồ qua cửa sổ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của Covid-19.- Những cuốn sách hè thiếu nhi 2020.- Trò chuyện với chị Trần Phương Lan, người khởi xướng thành lập CLB chăm sóc trẻ bị ly thượng bì bóng nước ở nước ta.
Hàng năm, hơn 2000 trẻ em tử vong do đuối nước. Nhiều trẻ em dù chưa biết bơi vẫn rủ nhau đi tắm ở sông, suối tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Ngay cả những trẻ biết bơi, hiểm họa đuối nước vẫn luôn rình rập. Phải làm gì để “Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên? Trao đổi về nội dung này, khách mời là BS.TS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTB&XH.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP Hà Nội trong đó có đề xuất Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.- Từ hôm nay, các trận đấu vòng loại Giải Vô địch Quốc gia futsal HDBank, do Đài TNVN và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp tổ chức, sẽ khởi tranh tại Nhà thi đấu Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).- Biểu tình bạo lực lan rộng tại Mỹ sau vụ cảnh sát Mỹ làm chết 1 công dân da màu. 40 thành phố phải áp dụng lệnh giới nghiêm, trong đó có cả thủ đô Washington. Người dân nhiều nước châu Âu cũng xuống đường tuần hành phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.- Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh một số nước bao gồm Việt Nam.
Hôm nay (1/6) - Ngày Quốc tế thiếu nhi, toàn xã hội giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Tại Hà Nội, sáng nay (01/06), Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em” - với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể gia đình và toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt là công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Có thể thấy, trong những năm gần đây, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo các quyền của trẻ em và hội nhập với quốc tế. Luật Trẻ em 2016 cũng đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các chính sách xã hội liên quan đến trẻ em. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 đã đưa ra khung chương trình, chính sách đầu tư cho trẻ em hướng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em. Tuy nhiên công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn không ít khó khăn, thách thức cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn của các cấp ngành chức năng. Câu chuyện thời sự chúng tôi bàn về chủ đề: Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng với sự tham gia bàn luận của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cần giải pháp tối ưu để quản lí cây xanh trong trường học.- Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng.- Hôm nay (1/6) Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) - Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất.- Bài đầu tiên trong loạt bài "Đại dịch covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển" với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.- Sửa đổi thông tư 01 - Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.- Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ.
- Cần làm gì để hạn chế nạn xâm hại trẻ em?- Có nên quy định xe máy phải bật đèn nhận diện cả ngày như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải hay không?
Sự bùng nổ mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Mặc dù quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu các thiết chế bảo vệ trẻ em. Theo thống kê, trong năm 2018, Việt Nam có hơn 700 nghìn vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho các em. Phóng viên Kim Thanh có bài viết.
Đang phát
Live