Cơ chế dặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu khách quan.
VOV1 - Trước bối cảnh khách quan nhiều biến động và yêu cầu của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 15 đã thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đây là biện pháp cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật được đánh giá là biện pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay song các đại biểu Quốc hội cho rằng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết, Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương cũng cần lưu tâm một số vấn đề.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị nhận định việc trao cho Chính phủ cơ chế đặc thù để xử lý vướng mắc pháp luật sẽ giúp việc tổ chức thực thi luật được thông suốt, khả thi và kịp thời hơn, nhất là trong bối cảnh thế giới luôn có sự thay đổi, và cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy với sự vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được thực hiện mạnh mẽ. Đại biểu Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh hiện nay đang thực hiện một loạt vấn đề mới vừa mới thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương bỏ cơ quan trung gian cấp huyện thì bây giờ có những vấn đề trong quy định của pháp luật chưa theo kịp. Mặc dù đã sửa đổi những vấn đề có tính chất cơ bản thôi còn trong thực tiễn với những đạo luật chuyên ngành chưa điều chỉnh kịp thì cũng rất cần Nghị quyết để có thể tháo gỡ ngay những khó khăn đây để giúp cho bộ máy mới này một cách có hiệu quả người trong thực tiễn quá trình đó những nội dung nào đã "chín" rồi thì nhân dân sẽ đưa vào để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng ban hành nghị quyết này tại thời điểm hiện nay là rất cấp bách. Những con tàu tốc hành đang mang đến cho đất nước rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng thời gian tàu dừng lại ở mỗi ga là rất ngắn, không thể để lỡ cơ hội phát triển của đất nước chỉ vì những điểm nghẽn của pháp luật. Do đó Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt cho phép sửa các luật, nghị quyết của Quốc hội để các cơ quan có đủ thời gian, vật chất tập trung cho công tác rà soát, xử lý tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Huế, trong quá trình áp dụng các cơ chế đặc thù để xử lý các vướng mắc do quy định của pháp luật, cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, hạn chế tối đa rào cản phi lý đối với người dân, doanh nghiệp. Đây là điều kiện then chốt để tạo môi trường pháp lý thuận lợi và thúc đẩy phát triển bền vững. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị cần làm rõ, thứ nhất, bảo đảm và tăng cường quyền lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Thứ hai là không làm tăng gánh nặng hoặc phát sinh trách nhiệm bất hợp lý. Yếu tố thứ ba, đó là minh bạch đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm người dân doanh nghiệp có thể tiếp cận, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, ngăn chặn nguy cơ lạm quyền nhũng nhiễu do thủ tục phức tạp mập mờ.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận