Thời gian gần đây, cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc bạo lực, bạo hành trẻ em khiến dư luận phẫn nộ. Bạo lực đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ bị bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe mà còn liên quan đến yếu tố tinh thần, để lại những di chứng, khuyết tật tâm lý nặng nề sau này. Vậy những hành vi nào được coi là bạo lực trẻ em? Hậu quả của hành vi bạo lực, nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo lực và cách phòng tránh bạo lực trẻ em như thế nào? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự đồng hành của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người sẽ cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này.
Một chương trình giáo dục cộng đồng tại thủ đô Cairo, Ai Cập đang cung cấp các hoạt động giáo dục, sức khỏe tinh thần và văn hóa cho trẻ em Palestine ở Gaza phải lánh nạn tại đây. Chương trình này đang thu hút sự quan tâm của nhiều tình nguyện viên, sẵn sàng giúp đỡ trẻ em Gaza.
Chiều15/11, tại Hà Nội, Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng (CHD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với các bên liên quan tổ chức thông tin về một số điểm mới trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ về đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng ô tô. Theo đó, ưu tiên bảo vệ trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông.
Đoàn thiện nguyện của Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát triển BIDV (gồm Ban Quản lý Tài sản nội ngành và Ngân hàng BIDV chi nhánh Yên Bái) vừa trao tiền mặt và quà tặng gồm chăn, quần áo ấm, sách truyện, đồ dùng học tập với tổng giá trị quà tặng hơn 200 triệu đồng cho thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải và Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Chế Tạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Những món quà yêu thương được trao ngay khi gió rét vừa về với hy vọng chia sẻ yêu thương với trẻ em huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc Catherine Russell vừa lên tiếng cảnh báo, công tác nhân đạo dành cho trẻ em đang đối mặt với không ít những thách thức do xung đột không ngừng leo thang ở một số quốc gia và khu vực.
Thời gian qua, tình trạng xâm hại và bạo hành trẻ em tại vùng cao Bắc Kạn đã giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp và gây ra những hệ lụy khôn lường. Bởi thế, việc chung tay ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em, nhất là việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em cần tiếp tục có sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội và từ chính mỗi gia đình.
Sáng nay, tại Trường THCS Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, gần 300 đại biểu, bao gồm lãnh đạo ngành giáo dục, giáo viên, học sinh và đại diện các cơ quan Liên hợp quốc, đã tham gia sự kiện truyền thông "Trẻ em gái làm chủ tương lai". Sự kiện do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long tổ chức nhằm tôn vinh vai trò của trẻ em gái trong việc xây dựng một tương lai bình đẳng, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em gái tại Việt Nam.
Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm 1 đến 24 tuổi. Trên 90% các ca tử vong do đuối nước xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, đuối nước không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Đuối nước là vấn đề y tế công cộng có thể dự báo và phòng tránh được. Đây là thông tin dược Cục trẻ em (Bộ LĐTBXH) và Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá (đơn vị Vận động chính sách Y tế toàn cầu) Hoa Kỳ - viết tắt là Tổ chức CTFK/GHAI chia sẻ tại buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam diễn ra sáng (8/10) tại Hà Nội. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Tại các khu dân cư nghèo khó của Argentina, tình trạng khẩn cấp về lương thực đang ở mức báo động. Vấn đề thiếu hụt thực phẩm ngày càng trở nên nghiêm trọng đã khiến nhiều trẻ em tại quốc gia này bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh về mắt do chế độ ăn thiếu vitamin.
Hơn 300 đại biểu trẻ em tiêu biểu toàn quốc sẽ có cơ hội đóng vai, giả định là đại biểu Quốc hội tại Phiên họp giả định ''Quốc hội trẻ em'' diễn ra vào chiều nay (28/09). Đây là lần thứ 2, phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức.
Đang phát
Live