
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Trung ương lần đầu tiên công bố phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với những định hướng cụ thể. Trong đó, đề cập tới hầu như tất cả các cơ quan, tổ chức của cả 3 bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nước ta là Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước mà cụ thể là Quốc hội và Chính phủ. Tinh gọn bộ máy là chủ trương được đặt ra tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2017. Qua 7 năm thực hiện, dù đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; tuy vậy tới đây để tạo nền tảng, cơ sở tiến bước vào kỷ nguyên mới, việc tinh gọn bộ máy cần phải được thực hiện hiệu quả hơn, quyết liệt hơn, phải mang tầm cách mạng để thực sự chuyển mình, bứt phá.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Trung ương xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Tinh thần là các cơ quan phải hoàn thành phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý 1/2025! Lần cải cách này có điểm gì khác biệt, đột phá so với những lần trước đây? Thời gian rất gấp, khối lượng công việc đặc biệt lớn, vậy biện pháp nào để các bộ ngành địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp tiến độ và chất lượng? Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, chuyên gia hành chính công, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cùng bàn luận câu chyện này.
Đại hội XIV của Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, đánh dấu thời điểm dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình. Để hiện thực hóa được khát vọng này, sẽ cần khơi thông, phát huy và huy động mọi nguồn lực, trong đó nhân tố đóng vai trò then chốt là bộ máy của hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sáng ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo- chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
- Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đúng lộ trình, tạo đồng thuận trong cán bộ, nhân dân. - Thành phố Hải Phòng: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư 1.147 người.
53 tỉnh thành phố trên cả nước đang khẩn trương quyết liệt triển khai nghị quyết 37 của Bộ chính trị khóa 12 và Kết luận 48 của Bộ chính trị khóa 13 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Việc sắp xếp này không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, mà còn tạo ra không gian phát triển mới tại các địa phương sau sáp nhập. Vấn đề đặt ra là cấp ủy, chính quyền từng địa phương chuẩn bị như thế nào để chủ động thực hiện và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này?
Giai đoạn 2023-2025 có 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính. Tuy vậy, hiệu quả của việc sắp xếp không chỉ đơn thuần là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà điều quan trọng nhất là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Đang phát
Live