Chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Thời gian cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi hệ thống điện không còn công suất dự phòng gây ra tình trạng thiếu điện cục bộ, nhất là ở khu vực miền Bắc. Việc tiết kiệm điện vừa giúp giảm áp lực cung cấp điện, giảm áp lực phải xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, vừa góp phần bảo vệ môi trường do giảm phải sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào như dầu thô, than đá…, qua đó giảm thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
Nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến thực phẩm phát triển theo hướng xanh, bền vững, sáng nay Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Quỹ Đối tác Chuyển dịch năng lượng Đông Nam tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam”.
Bài 2 loạt bài “Vốn đầu tư vào Tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”, với nhan đề: “Vốn lớn: nguồn nào?”- PV chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên về xu hướng dịch chuyển đầu tư khu đô thị phía Đông Hà Nội.
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
TP.HCM đang bước vào mùa mưa, để chủ động phòng chống lụt bão, ngập úng, giông lốc và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục.
Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) đã thường xuyên cảnh báo về hiện tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện cho khách hàng sử dụng điện để lừa đảo.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 26/07/2023). Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ), với mục tiêu TKNL đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Cùng với đó, Quy hoạch cũng nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo, “coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng”.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã tiết kiệm được 294,80 triệu kWh điện, tăng 8,28% so với cùng kỳ và chiếm 2,15% so với điện thương phẩm.
Tại “Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023” do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (20/7/2023) tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, các dự báo cho thấy, trong 5 năm tới nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Kết quả đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua. Việc đầu tư xây dựng thêm nguồn và lưới điện cần phỉa có thời gian. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện cam kết phát thải ròng về 0 theo cam kết của Chính phủ tại COP26. PV Nguyên Long thông tin:
Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một nội dung được Công đoàn các cấp Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) phát động trong những năm qua nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện quốc gia; đóng góp vào Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; chào mừng Đại hội Công đoàn Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) lần thứ 4 (nhiệm kỳ 2023-2028) và kỷ niệm 15 năm thành lập Tổng Công ty (ngày 01/07/2023). Với tinh thần “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, chương trình đã được gần 1.000 cán bộ, công nhân viên chức trong toàn PTC3 hưởng ứng nhiệt tình, đem lại nhiều kết quả thiết thực.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live