“Rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đổi mới sáng tạo, thực sự xanh”; “Doanh nghiệp không mặn mà với các chương trình/chính sách hỗ trợ do thủ tục rườm rà…” trong khi thiếu nguồn lực kinh phí và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh… đó là nhận định của ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Cùng với khuyến nghị chính sách hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng xanh, qua trao đổi với phóng viên Đài TNVN, ông Nguyễn Hoa Cương cũng cho rằng, việc triển khai các giải pháp từ chính doanh nghiệp như sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần quan trọng giúp giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Netzero:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Tuyệt đối không để thiếu điện”, tại báo cáo của Bộ Công thương ngày 05/09/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cập nhật Kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 có nhấn mạnh nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về tiết kiệm điện. Theo đó, Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, các tập đoàn năng lượng như EVN, TKV, PVN và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20 ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường TKĐ;Quyết định số 279 của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/3/2018 phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Đẩy mạnh truyền thông sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả: thực hiện nghiêm túc, tích cực Chỉ thị 20/CT-TTg”, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hiện nay ở một số mỏ than vùng Quảng Ninh đang tồn đọng một lượng lớn đất đá lẫn than, ước tính có thể lên tới hàng triệu tấn. Sản phẩm này có lẫn một lượng than khoảng 20% sinh ra do quá trình bóc, mở vỉa, hoặc đào đường lò mới. Nhằm triệt để thu hồi tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các đơn vị phát huy tối đa dây chuyền thiết bị và các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than từ đất đá lẫn than và các sản phẩm ngoài than. Xác định hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến than - khoáng sản tác động không nhỏ đến môi trường nên TKV chú trọng gắn chặt sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Hôm nay, 06/09/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tiếp tục phát động 3 giải thưởng toàn quốc về sử dụng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng năm 2023, bao gồm: Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp; Giải thưởng hiệu quả trong các công trình xây dựng & Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất. Các hồ sơ xuất sắc nhất của hạng mục TKNL trong công nghiệp và công trình xây dựng sẽ được lựa chọn dự thi Giải thưởng TKNL ASEAN.
- Cần thêm những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó - Truyền thông về tiết kiệm năng lượng: Cần coi trọng chủ thể tuyên truyền và sử dụng năng lượng - Ngành du lịch Khánh Hoà sớm về đích các chỉ tiêu năm 2023.
Trước đó, để đảm bảo cung cấp điện phục vụ các hoạt động chào mừng Lễ Quốc khánh năm 2023, EVNHCMC đã chỉ đạo các Công ty Điện lực, Công ty Lưới điện cao thế thực hiện công tác kiểm tra và xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện, phát quang cây xanh để đảm bảo an toàn hành lang tuyến dây, phục vụ cung cấp điện an toàn và ổn định cho các ngày lễ.
Tiết kiệm điện góp phần giải quyết khó khăn thiếu nguồn điện.-Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh.-Bình Thuận - khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam rất lớn. Theo tính toán, điện năng đang chiếm hơn 70% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc. Nhu cầu tiêu thụ điện thương phẩm giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm. Đáng kể, tại nhiều thời điểm mùa khô, phụ tải điện toàn quốc tăng cao đột biến (tăng tới hơn 12%). Trong khi các nguồn nhiên liệu có hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu tất cả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện như than, dầu, khí. Vì vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng, được nhấn mạnh trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên nhiên liệu trên thế giới ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 15 tại Indonesia- Dù đã được giao thêm biên chế nhưng quá trình tuyển dụng giáo viên, nhiều địa phương gặp khó khăn do không có nguồn tuyển. Thực tế này được nhiều địa phương nêu tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai năm học mới 2023-2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều nay- Tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện, tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW- Indonesia quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm để kiểm soát, giám sát tình trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live