Tăng cường kết nối các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và đầu tư thông qua quy trình dịch vụ hậu cần (logistics) được coi là một cơ chế vô vùng quan trọng giúp quản lý chi phí kinh doanh trong bối cảnh thay đổi về cạnh tranh và địa chính trị. Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo “Thúc đẩy kết nối logistics giữa Thái Lan và Việt Nam” diễn ra hôm nay (29/10) tại Bangkok (Thái Lan).
Tăng cường kết nối các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và đầu tư thông qua quy trình dịch vụ hậu cần (logistics) được coi là một cơ chế vô vùng quan trọng giúp quản lý chi phí kinh doanh trong bối cảnh thay đổi về cạnh tranh và địa chính trị. Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo “Thúc đẩy kết nối logistics giữa Thái Lan và Việt Nam” diễn ra hôm nay (29/10) tại Bangkok (Thái Lan).
Thái Lan hôm 27/10 đã long trọng tổ chức lễ rước thuyền Hoàng gia trên sông Chao Phraya, thủ đô Băng-cốc (Bangkok), nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của Nhà Vua Maha Vajiralongkorn (Vua Rama X) (28/7/2024).
Thái Lan cuối tuần qua đã chính thức thành lập Ủy ban quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra giữ vai trò Chủ tịch Uy ban, đặt mục tiêu củng cố vị thế của xứ sở chùa Vàng trong ngành bán dẫn của khu vực, tích cực triển khai nhiều chính sách nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như lực lượng lao động lành nghề cho nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Lao động Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn hôm 25/10 cho biết Bộ Lao động nước này đang lên kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu cho cả khu vực công và tư nhân lên 65 tuổi.
Trong khuôn khổ Hội chợ sách quốc gia 2024 đang diễn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit từ ngày 10-20/10, nhiều độc giả Thái Lan đã rất háo hức tham gia buổi nói chuyện có chủ đề “Văn học kết nối ASEAN” cùng Nhà thơ - Nghệ sĩ nhân dân Thái Lan Naowarat Pongpaiboon, chủ nhân của tập thơ đặc biệt gồm 40 bài viết riêng về Việt Nam, với một số bài đã được dịch ra tiếng Việt.
Dư luận hẳn còn nhớ mùa hè vừa qua, bộ phim “Gia tài của ngoại” của điện ảnh Thái Lan đã “khuấy đảo” phòng vé châu Á, từng lên top 1 phòng vé ở Việt Nam ngay sau khi ra rạp. Trước đó, hầu hết các phim “made in Thailand” từng công chiếu tại Việt Nam đều đạt doanh thu khả quan, thậm chí thắng lớn. Đây được đánh giá là thành quả của nỗ lực đưa Thái Lan trở thành trung tâm điện ảnh thế giới, thúc đẩy chiến lược “quyền lực mềm”. Vậy lối đi và cách thức của Thái Lan như thế nào? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp – TT Đài TNVN tại Thái Lan.
Sở hữu đặc điểm địa lý và di tích lịch sử đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa địa phương phong phú, Thái Lan đang trở thành một trong những trung tâm điện ảnh của thế giới với nhiều tiềm năng hấp dẫn các nhà sản xuất phim quốc tế. Bên cạnh những lợi thế sẵn có, Thái Lan cũng phải đối diện với không ít thách thức trên chặng đường đưa ngành công nghiệp điện ảnh của xứ sở chùa Vàng lên ngang tầm quốc tế.
Cảnh sát Thái Lan có thể lấy mẫu nước tiểu hoặc máu để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Đây là những biện pháp mới được chính phủ Thái Lan triển khai nhằm siết chặt quy định kiểm tra nồng độ cồn để phù hợp hơn với tình hình hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả của các quy định nhằm ngăn chặn các trường hợp lái xe khi say rượu.
- Tìm hiểu về bức họa hiếm hoi trong loạt “Hoa súng” đầu tiên của danh họa Claude Monet vừa được bán đấu giá thu hút đông đảo công chúng yêu nghệ thuật - Khám phá hành trình “xâm chiếm trái đất” của cà phê - Sức hấp dẫn của “Cẩm nang Michelin” Thái Lan
Đang phát
Live