
Thường được ví là “phái yếu” nhưng thực tế đã chứng minh phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát huy tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ đang mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia. Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề: “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” với sự tham gia của khách mời là bà Hoàng Thị Tân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tâm Trà Thái (tỉnh Thái Nguyên) và bà Hoàng Thị Thùy Linh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm DBFOOD (tỉnh Vĩnh Phúc).
Mỗi dịp cận Tết, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại tràn lan trên thị trường. Trong năm 2023 vừa qua cũng chứng kiến hàng nghìn vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Cứ mỗi lần ngành chức năng tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, là lại có hàng chục thậm chí hàng trăm trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương ngày càng trở nên phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là những ngày lễ Tết đang đến gần? TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lượng hàng hóa đổ về các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh tăng cao. Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban quản lý các chợ sỉ, chợ đầu mối tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc đối với các loại hàng hóa, nhất là thực phẩm tươi sống và rau củ quả các loại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý các chợ tự phát, nhằm hạn chế tình trạng “bát nháo” nguồn gốc thực phẩm.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, đây cũng là “thời điểm nóng” về an toàn thực phẩm. Dù lực lượng chức năng đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng tình trạng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tồn tại.
TP.HCM vừa chính thức công bố Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước đi vào hoạt động kể từ đầu năm 2024. Người dân đang kỳ vọng bữa ăn của mình sẽ trở nên an toàn hơn. Phóng viên Kim Dung thường trú tại TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở Quản lý ATTP TP.HCM, về các hoạt động của Sở ATTP để đáp ứng được kỳ vọng đó của người dân.
Những ngày qua, lực lượng chức năng cả nước đã tăng cường kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thu giữ hàng tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Nhằm quản lý mặt hàng thực phẩm và ngăn chặn kịp thời thực phẩm không an toàn tiêu thụ trên thị trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng, mới đây, mô hình “Sở An toàn thực phẩm” đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.
Vào tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao. Lợi dùng thực tế nay, các đối tượng luôn tìm cách tuồn hàng hoá kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm vào tiêu thụ trên thị trường. Đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, lực lượng chức năng đã, đang và sẽ tăng cường triển khai cao điểm kiểm tra, ngăn chặn và bắt giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn sức khoẻ.
Hàng chục tấn thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có dấu hiệu bị làm giả, sản xuất trong trại nuôi gà trước đây ở trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.
Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn bị lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng xấu đưa ra thị trường thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng bán kiếm lời bất chính. Do đó, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được các ngành chức năng, địa phương tăng cường quản lý, siết chặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Chính phủ Đức vừa tuyên bố sẽ tăng thuế VAT đối với mặt hàng thực phẩm bán trong các nhà hàng, khách sạn từ 7% lên mức 19% kể từ tháng 1 năm sau. Đây là thông tin không vui với các khách sạn và nhà hàng ở Đức khi dịp Giáng sinh và Năm mới đang cận kề.