
Trong không khí chào mừng ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), trưng bày “Sông Hồng cuộn sóng” tại di tích Nhà tù Hoả Lò đã tái hiện những dòng ký ức về thời khắc lịch sử của quân dân thủ đô tháng 10 năm ấy. Tham quan và chiêm ngưỡng những hình ảnh, tư liệu lịch sử về giai đoạn kháng chiến của quân, dân thủ đô để có được “Ngày về chiến thắng”, các lão thành cách mạng, cựu tù chính trị Nhà tù Hoả Lò, các cựu học sinh kháng chiến Hà Nội giai đoạn 1947-1954…không khỏi xúc động khi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tới đây sẽ cho ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nền tảng pháp lý mở đường cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Vậy nhưng bài toán về phân cấp, phân quyền cần được giải quyết cụ thể như thế nào trong các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để thực sự tạo cơ hội cho Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội cũng như thực hiện trọng trách là Thủ đô của cả nước? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời. Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội và Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
Sáng nay (04/10), tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Thạch Thất trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15; lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Thủ đô Hà Nội cần tận dụng những thế mạnh đang có để phát triển tiềm năng, thế mạnh, xây dựng thủ đô văn hoá, văn hiến, văn minh, hiện đại. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra tại toạ đàm vừa diễn ra sáng nay 2/10 tại Hà Nội.
Sáng nay (29/9), Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tham gia hội thảo có khoảng 350 đại biểu đại diện cho các Uỷ ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và hơn 80 trường đại học, cao đẳng, học viên tại Hà Nội. Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, dự và chỉ đạo hội thảo.
Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi) diễn ra vào ngày 20/9 vừa qua. Có thể thấy Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người hay không?
Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi). Phiên họp vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người?
Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức nước ta. - Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV bắt đầu từ ngày mai sẽ thảo luận 9 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới đây - Sáng mai, Khai mạc Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa.-Chính quyền tỉnh Điện Biên yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc nhiều người dân nhập viện nghi do uống nước có nhiễm thuốc trừ cỏ. - Iran khẳng định tiếp tục làm giàu hạt nhân theo luật pháp trong nước - Ấn Độ chính thức lấy ngày 23/8 làm Ngày Vũ trụ Quốc gia – nhân sự kiện tàu vũ trụ Chan-đrây-an 3 đáp thành công lên Mặt Trăng.
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Ebrahim Raisi, tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Iran-Việt Nam và tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Tê-hê-ran.- Nước ta đã chi 5 tỷ đôla để nhập xăng dầu trong 7 tháng qua, tăng hơn 60% cùng kỳ năm ngoái để đảm bảo nguồn cung, khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn tạm dừng bảo dưỡng.- Đăk Nông công bố tình trạng 'thiên tai khẩn cấp' để xử lý các sự cố không theo quy trình.- Để ngăn ngừa và hạn chế sạt lở, lũ quét xảy ra liên tiếp thời gian qua, Chính phủ yêu cầu các địa phương thanh tra, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ rừng, trong đó có hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng.- Chính quyền quân sự Ni-giê từ chối tiếp đón phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi vì lý do "an ninh", khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng.- Trung Quốc phân bổ thêm hơn 100 triệu đôla Mỹ hỗ trợ ngành nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng do mưa bão.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội.- Hôm nay, tròn 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Quyết định là cú hích về phát triển kinh tế cho Thủ đô, là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.- Mưa lớn gây ngập úng sạt lở trên diện rộng, chia cắt giao thông, đe dọa an toàn 2 công trình thủy điện tại tỉnh Đắc Nông.- Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 thêm 6 tháng.- Các nước Bắc Âu tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với thế giới đạo Hồi sau các vụ đốt kinh Koran.- Việt Nam và Singgapore có rất nhiều cơ hội phát triển bứt phá hệ sinh thái khởi nghiệp. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Singgapo nhân kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Đang phát
Live