“Thụy Điển phải hành động ngay nếu muốn gia nhập NATO hoặc không quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển có thể sẽ tồi tệ hơn” – Đó là nhận định vừa được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình của người Cuốc phản đối Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra tại Thụy Điển và một số quốc gia châu Âu khác.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy gần 500 nghìn hecta lúa và hoa màu vụ Đông Xuân năm 2023 ở các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kế hoạch lấy nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1: Từ ngày 06/01 đến ngày 09/01/2023 và Đợt 2: Từ ngày 01/02 đến ngày 08/02/2023 (tổng cộng 12 ngày, dự kiến 4,9 tỷ m3 nước). “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. Vị khách mời đồng hành với chương trình là ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Năm 2008, hơn 1300 hộ dân huyện biên giới Quế Phong tỉnh Nghệ An đã nhường đất xây dựng dự án Thuỷ điện Hủa Na. Sau 4 năm thi công, đến năm 2013 dự án đã đi vào hoạt động. Nhưng lạ là sau hơn 10 năm về nơi ở mới, người dân vẫn chưa được chi trả đầy đủ chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định. Rất nhiều đơn thư, kiến nghị, giải trình, chỉ đạo…được gửi đi, gửi lại nhưng “quả bóng” trách nhiệm cứ “lăn” từ huyện lên tỉnh, đến bộ, ngành, trung ương rồi ngược lại. Vướng mắc vẫn hoàn vướng mắc, khiến cho cuộc sống hàng trăm hộ dân nơi đây được ví như có “sóng ngầm” nơi bản mới. Nguyên nhân của thực trạng này là gì?
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa, lũ, thăm hỏi các gia đình nạn nhân tử vong tại Phú Yên.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vừa diễn ra (từ ngày 31/10 đến 12/11 ở Glasgow - Vương Quốc Anh), các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về hành động tổng hợp bảo vệ nguồn nước. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các rủi ro liên quan đến nước. Hiện có khoảng 3,6 tỷ người không được tiếp cận với nước trong ít nhất một tháng mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Ở Việt Nam, nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt trong đời sống, nuôi trồng trong nông nghiệp và các ngành kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong sản xuất điện, hiện cung cấp khoảng 35 - 40% sản lượng điện cho đất nước. Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nơi thì phải xả lũ vì mưa bão, nơi thì khô hạn, khan hiếm nước… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Nhưng tựu chung, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, khan hiếm nước! Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, nguồn điện ở Việt Nam” với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Hôm nay, Quốc hội tiếp tục chất vấn các Bộ trưởng thuộc 3 nhóm vấn đề: Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục - đào tạo và Kế hoạch -Đầu tư.- Hôm nay diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ các nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang.- Khởi tố 6 bị can liên quan đến vụ án nâng giá thiết bị tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.- Tinh thần đồng thuận đang dần hình thành ở Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Anh.- Thủ tướng Thụy Điển đệ đơn từ chức lên Quốc hội.- Bình luận: Thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid 19 - Thông tư duy, thuận hành động
Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN diễn ra theo hình thức trực tuyến.- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay dự báo vẫn đạt hơn 640 tỷ đô la Mỹ nhờ tận dụng hiệu quả hai hiệp định thế hệ mới CPTPP và EVFTA.- Hôm nay Quốc hội Nhật Bản bầu Thủ tướng và ra mắt Nội các mới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy Ban thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.- Kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình Thủy điện Hoà Bình, đặc biệt là đập thủy điện Hòa Bình.- Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với số lỗ kỷ lục từ trước tới nay.- Thủ tướng Anh hối thúc Thủ tướng Italia chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 tiến xa hơn trong các cam kết tài chính khí hậu.- Liên đoàn A-rập lo ngại quan hệ các quốc gia vùng Vịnh và Liban xấu đi nhanh chóng sau chỉ trích của một vị Bộ trưởng nước này về chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ở Yemen.
Đến thời điểm này cả nước đã trải qua 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến hết năm 2021, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp, khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong bối cảnh cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn, cùng với việc đảm bảo an toàn hồ đập thì an toàn cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão là vấn đề đặt ra. Chương trình chuyên gia của bạn có nội dung: “Vận hành hồ thủy điện mùa mưa bão và những vấn đề đặt ra”. Những câu hỏi như Hồ chứa thủy điện được vận hành theo những nguyên tắc nào? Ai có thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong những tình huống đặc biệt?... sẽ được ông Nguyễn Quốc Chính – Phó trưởng ban KTSX, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải đáp cùng quý vị.
Đang phát
Live