Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh, đón cơ hội phục hồi đến gần?
Theo Bộ NN-PTNT, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường XK duy nhất trong số các thị trường XK lớn của Việt Nam có tăng trưởng cao 6,2%, với khoảng 11,5 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu trong tổng giá trị XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc còn tăng mạnh hơn nữa để phục vụ dịp Tết, lễ. Ðây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng kim ngạch XK vào thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Các tiêu chuẩn VS-ATTP, kiểm dịch động thực vật và truy xuất nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Trung Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, không ít nông sản của Trung Quốc cũng rất tương đồng với Việt Nam. Những điều này vừa tạo ra lợi thế, vừa là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN-PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
- Thị trường bất động sản 2023: Những tín hiệu tích cực từ chính sách tháo gỡ vướng mắc của Chính phủ - Danh nghiệp nỗ lực vượt khó trong bối cảnh thị trường nhiều biến động - Đà Nẵng đặt nền tảng cho đột phá đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động.- Thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với ngành xây dựng, song nhờ có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong nước ngành Xây dựng năm 2023 ước đạt 7,3 - 7,5%. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Xây dựng diễn ra tại Hà Nội hôm nay (22/12). Phóng viên Thành Trung thông tin:
Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2023, một năm nhiều khó khăn, “gập ghềnh” của nền kinh tế. Trong nhóm giải pháp được nêu để thực hiện các mục tiêu phát triển của năm, giải pháp quan trọng được Chính phủ xác định: Phát triển thị trường trong nước. Thực tế đã chứng minh, trong năm nay, thị trường trong nước thực sự trở thành “trụ” tăng trưởng quan trọng, khi những “trụ” xuất khẩu và đầu tư gặp khó.
Tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, dòng tiền cổ phiếu lớn sụt giảm
Nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo dịp đặc biệt cho mua sắm cuối năm trên các kênh bán hàng truyền thống và thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang triển khai Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 - Vietnam Grand Sale 2023 với mức ưu đãi lên đến 100%.
Trung Quốc đang ở vào thời kỳ bùng nổ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ước tính của một tổ chức thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, thị trường AI của nước này có thể vượt 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 1.400 tỷ USD) trong năm nay.
Với mong muốn tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh khí, bảo đảm cân bằng thị trường, hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, sáng 14/12, tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam". PV Xuân Lan thông tin:
Đang phát
Live