- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo khách hàng khi mua căn hộ chung cư condotel.- Kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng.- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn 450 tỷ đồng tại Nhiệt điện Hải Phòng.
Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ (KHCN), các quốc gia có trình độ KHCN đang phát triển như Việt Nam, cần đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới và đó chính là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, do thiếu các kỹ năng xây dựng hồ sơ chuẩn quốc tế, quá trình đàm phán, triển khai các thỏa thuận hợp tác gặp nhiều khó khăn do thiếu các thông tin hoặc không am hiểu… Vậy, làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là ông Phạm Đức Nghiệm - Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ), Giám đốc Ban quản lý Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu VCIC, và ông Phạm Xuân Đại – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vi sinh Việt Nam.
- Quản lý thị trường Long An kiểm tra phát hiện cơ sở pha trộn mỹ phẩm số lượng lớn.- Hà Nội: Thu giữ hơn 5.000 giày nhái Adidas, Nike rao bán trên Zalo.- Tổng cục Quản lý thị trường nên xây dựng một lực lượng chuyên trách đấu tranh gian lận thuế trên thương mại điện tử.
- Vải thiều Hải Dương được mùa, được giá.- Bình Thuận đối mặt với hạn hán gay gắt nhất trong 10 năm.- Thị trường tôm sôi động trở lại.- Tư vấn sản xuất lúa thông minh và sản xuất trong nhà màng, ứng phó với biến đổi khí hậu.- Nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn Văn Đức.
“Việt Nam cần vượt lên nhanh trong trạng thái bình thường mới” - Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi trình bày Báo cáo về phòng chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trước Quốc hội trong Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Và trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, "Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới" là một trong những nội dung lớn đáng chú ý. Làm thế nào để phục hồi kinh tế? Cần làm gì để thị trường thương mại nội địa dần hoạt động trở lại, cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất, khi mà các thị trường lớn trên thế giới vẫn khó khăn? Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Kích cầu thị trường trong nước hậu Covid-19 cần những giải pháp thiết thực". Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ông Nguyễn Thái Dũng- Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG Retail- Tập đoàn BRG.
- Thị trường suy thoái, các doanh nghiệp bất động sản đang điều chỉnh chiến lược hướng đến phân khúc nhà ở có nhu cầu ở thực.- Tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh tăng tốc sau dịch Covid-19.- Xúc tiến thương mại, xuất khẩu trực tuyến - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19.- Doanh nghiệp khai thác thị trường - “kích cầu” tiêu dùng trong nước.- Những cảnh báo về nguy cơ “dịch chồng dịch”.- Giải thưởng Cánh diều 2019: Phim đề tài gia đình thắng thế.
Việt Nam đang trong quá trình tái khởi động nền kinh tế sau dịch bệnh, đây là cơ hội để các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang phải “lao đao” vì bị tạm hoãn hoặc hủy đơn hàng, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch.
- Quản lý thị trường Đồng Nai: bắt quả tang cơ sở sang chiết gas trái phép.- Bình Định: phát hiện, tạm giữ gần 500 bao thuốc lá nhập lậu.- Tổ công tác 368 của Tổng cục Quản lý thị trường bóc gỡ ổ nhóm chuyên trung chuyển mặt hàng điện lạnh nhập lậu từ biên giới Tây Nam.
Singapore hiện là quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao nhất khu vực ASEAN. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến chính phủ nước này phải áp dụng nhiều biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhằm ngăn đà lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Dù chính phủ Singapore đã có nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, song theo báo cáo vừa được Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore công bố, số người mất việc làm tại quốc gia này đang tăng đến ngưỡng nguy hiểm.
Đang phát
Live