Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực. Trong năm 2023, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất nước đã vượt qua năm 2022 nhiều khó khăn, thách thức với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đóng góp quan trọng vào những thành tựu đó có dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng thể chế trong Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong chương trình Xây dựng Đảng đầu tiên của năm mới 2023 chúng tôi đề cập những dấu ấn trong công tác xây dựng Đảng năm 2022 với sự tham gia của hai vị khách mời là Giáo sư -Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sỹ Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong thời gian qua, thông thường Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng pháp luật, nhưng gần đây Đảng ta rất chú trọng công tác tự thể chế hóa chính các chủ trương, đường lối của mình…Có thể nói chưa bao giờ trung ương ban hành nhiều quy định, quy chế rất cụ thể về Xây dựng chỉnh đốn Đảng như vừa qua, đặc biệt là sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Gần 87% doanh nghiệp trên cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ccovid 19, nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt; 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, 12.200 đơn vị đã hoàn tất thủ tục giải thể; 90% Hợp tác xã bị giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Đột phá về thể chế để kiến tạo phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Yêu cầu đó đặt ra trọng trách như thế nào đối với Quốc hội trong một nhiệm kỳ mới trong vai trò là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy đột phá về thể chế trong Nghị quyết lần này có gì mói hơn so với các Đại hội trước và cần thực hiện đột phá này như thế nào để thực sự tạo ra thể chế đảm bảo cho sự phát triển triển nhanh và bền vững
Đang phát
Live