Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết Chính phủ nước này đã chuẩn bị sẵn sàng 32 chuyến bay để đưa khoảng 5.700 công nhân Thái Lan từ Israel về nước trong tháng 10.
- Rượu feni - Thức uống truyền thống độc đáo chỉ có tại Ấn Độ - Gặp gỡ Nguyễn Diên Tuấn - người mang cốt cách Việt vào cổ cầm Trung Quốc - Chuyên mục Khám phá Thái Lan với câu chuyện về các món ẩm thực truyền thống của đất nước chùa Vàng.
“Tâm có tĩnh, Minh mới sáng”, tâm hồn an tĩnh, trí tuệ mới minh mẫn sáng suốt để suy nghĩ và đưa ra những hướng đi đúng” – đó là chia sẻ của anh Lá Văn Duy - Giám đốc HTX Tĩnh Sáng Đường (ở Quỳ Hợp, Nghệ An) khi nói về hành trình cùng với người dân miền núi biến cây rừng thành những sản phẩm quý, hỗ trợ sức khoẻ. Điều đáng nói là chỉ sau một thời gian ngắn được thành lập, HTX đã cho ra đời khoảng 30 dòng sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Phóng viên Sỹ Đức trò chuyện với Lá Văn Khôi, người Thái ở huyện miền núi Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An -Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An. Anh là nhân vật khá nổi bật trong đội ngũ tri thức trẻ miền Tây Nghệ An với nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, từng tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ 5; được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác, học tập, rèn luyện; tham dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2020”.
Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Arief Prasetyo Adi cho biết, chính phủ nước này sẽ nhập khẩu bổ sung 1 triệu 500 nghìn tấn gạo để tăng cường cho kho dự trữ. Theo ông A-đi, Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung lớn nhất cho lô hàng nhập khẩu này.
Chính quyền các tỉnh miền Bắc Thái Lan hôm 9/10 đã ban hành lệnh sơ tán người dân sau nhiều ngày mưa lớn khiến mực nước sông, suối và hồ chứa dâng cao, gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu dân sinh và làm hư hại phần lớn diện tích đất canh tác nông nghiệp.
Dư luận Thái Lan những ngày qua không khỏi bàng hoàng về vụ xả súng ngay tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Băng-cốc khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Đáng nói, nghi phạm chỉ mới 14 tuổi và đã sử dụng một khẩu súng giả cải tiến được mua bán bất hợp pháp. Vụ việc đang cho thấy những lỗ hổng trong việc quản lý và mua bán súng đạn, cũng như báo động vấn đề sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên Thái Lan - vốn là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh niên gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần cao nhất châu Á.
Ngành hàng cá tra đã, đang là một trong những ngành hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 mang về hơn 2,4 tỷ USD. Diện tích nuôi cá tra lớn ở vùng ĐBSCL tập trung ở một số địa phương An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích khoảng 6.000 ha. Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu nguyên liệu đầu vào, khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế từ phụ phẩm nhằm giảm phát thải, tận dụng tài nguyên.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra? Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chúng tôi sẽ phân tích, bàn luận về vấn đề này.
“Rác thải nhựa” là cụm từ không còn xa lạ bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của chúng ta. Những thông tin về ô nhiễm rác thải nhựa xuất hiện hầu hết mỗi ngày, ở những mức độ cảnh báo khác nhau. Mới trong tuần này, Đại học Waseda (Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu chính thức cho thấy “con người, động vật đã hít hoặc ăn hạt vi nhựa và chúng được phát hiện trong nhiều cơ quan như phổi, máu, tim và nhau thai”. Thậm chí vi nhựa còn được tìm thấy trong các đám mây… Nhựa đã từng là phát minh tuyệt vời của nhân loại, nhưng chúng ta đang quá lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa, nhất là nhựa dùng 1 lần khiến nguy cơ rác thải nhựa nhấn chìm con người và các sinh vật ngày càng hiện hữu. Vậy làm thế nào để chung tay chống ô nhiễm nhựa cũng như giảm tác hại của ô nhiễm nhựa đến môi trường và sức khỏe con người?
Mới đây, điểm trường khu Lang thuộc Trường Mầm non Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa khánh thành sau 3 tháng khởi công. Công trình sử dụng khoảng 50% nguyên vật liệu được tái chế từ nhựa, xử lý bằng công nghệ an toàn cho môi trường và sức khoẻ của con người.
Đang phát
Live