Năm 2024, nền kinh tế tiếp tục vận hành trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong và ngoài nước, do đó, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng có thêm nhiều trợ lực từ việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vậy cần làm gì để tăng hiệu quả thực thi Nghị quyết quan trọng này trong năm 2024, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp./.
Triển khai hiệu quả Nghị quyết 02 của Chính phủ về Cải cách môi trường kinh doanh – từ hành động nhỏ đến quyết tâm lớn.- Việt Nam hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2024: Tiếp tục lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”.
Với phương châm lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhân dân làm trung tâm, nhiều mô hình cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương như: "Không gian hành chính phục vụ", "Cà phê sáng đối thoại với nhân dân", “Ngày không hẹn, không viết”… đã góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp với chính quyền.
2023 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm, đã diễn ra trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong nước, giữa những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới. Những khó khăn này được dự báo còn tiếp tục trong năm 2024. Do đó, cần nhìn lại kết quả cải cách môi trường kinh doanh trong năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt khó tốt hơn. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Nền kinh tế sắp bước vào quý cuối năm với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra. Dù tăng trưởng kinh tế GDP vẫn khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng khó khăn của cả thị trường thế giới và trong nước đang thử thách doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.
- Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”. - Quảng Ninh “xoá” tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí.
- Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần tư duy đột phá. - Số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục không phụ thuộc địa giới hành chính.
Trong 2 năm (2021-2022), tổng số quy định đã được cắt giảm, đơn giản hóa là hơn 2.100. Các bộ, cơ quan đã thực thi 357 trong tổng số 1.152 phương án cắt giảm, đơn giản hóa đã được phê duyệt. Mới đây, trong Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu trước 30/9 năm nay, rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tháng 8 năm nay, khi dịch covid19 diễn biến phức tạp, hàng loạt doanh nghiệp không thể đảm bảo tiến độ giao hàng do những quy định trong việc xin cấp giấy đi đường, kiểm tra mã QR... Sau đó, mặc dù Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu phải thông suốt vận chuyển hàng hoá, song nhiều địa phương vẫn tiếp tục quy định các giấy phép con, “làm khó” doanh nghiệp. Còn thời điểm này, khi dịch covid19 cơ bản được kiểm soát, thì các loại chi phí có thể phát sinh từ quy định pháp luật như chi phí thủ tục hành chính, chi phí cơ hội và chi phí không chính thức khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khi phục hồi sản xuất. Vậy, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp như thế nào để thực sự gỡ khó cho doanh nghiệp?
Tái cấu trúc quy trình, cung cấp trên môi trường điện tử các thủ tục hành chính có nhu cầu lớn, liên quan nhiều đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia đã tạo sự thay đổi, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các giao dịch hành chính; đồng thời, giảm "tham nhũng vặt". Trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tiếp xúc còn góp phần phòng, chống dịch.
Đang phát
Live