VOV1 - Doanh nghiệp đánh giá cải cách thủ tục hành chính và giảm chi phí tuân thủ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong năm 2024, nhưng một số chính sách cải cách vẫn chưa thực sự thuận lợi trong thực thi. Do đó, cần thúc đẩy cải cách, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn trong năm 2025.
VOV1 - 10 nội dung cải cách hành chính trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (theo bản dự thảo 2, cập nhật ngày 4/3/2025)
VOV1 - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cao, với mức tăng GDP trên 8% ngay năm 2025 và từ 10% trở lên trong những năm tiếp theo. Theo đó, giải pháp ưu tiên và quan trọng đã được nhận diện, là cải cách thể chế kinh doanh một cách mạnh mẽ, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển đột phá.
Đầu năm 2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Có thể nói, Nghị quyết 02 là điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết 02 năm 2024 của Chính phủ và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới cùng các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.- Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp.
Trong bối cảnh cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Đây là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng và công tác quản lý, phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 603 thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những động thái mạnh mẽ của Chính phủ sẽ thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh - tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Đây cũng là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.- Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
Cải cách môi trường kinh doanh - nỗ lực từ địa phương, kỳ vọng từ doanh nghiệp.- Lào Cai coi trọng thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện.
Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023: Tiến bộ về cơ chế - rào cản trong thực thi.- Nhiều tổ chức quốc tế và doanh nghiệp góp ý vào Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp và Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà theo hình thức tự sản, tự tiêu.
Cần đột phá về cải cách môi trường kinh doanh để thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong bối cảnh không thuận hiện nay.- Chung tay tiết kiệm điện để có đủ điện sử dụng, nhất là trong giai đoạn nhu cầu phụ tải điện tăng cao vào các tháng mùa khô năm 2024.
Dịch vụ công trực tuyến giảm đầu mối, bớt thời gian, tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, hiện nay, tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân trên cả nước mới chỉ đạt khoảng 30%. Vì sao người dân lại chưa “mặn mà” với dịch vụ công trực tuyến?
Đang phát
Live