
Bằng nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận người dân, chỉ trong thời gian ngắn, nhóm 11 đối tượng, trong đó 7 người mang quốc tịch Nigeria vừa bị lực lượng Công an bắt giữ, đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước. Qua kết quả điều tra, cơ quan công an xác định đây là một tổ chức tội phạm quốc tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất quy mô, xuyên quốc gia. Đây chỉ là một trong hàng nghìn vụ lừa đảo qua mạng xã hội bị các cơ quan chức năng phát hiện.Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức lừa đảo qua mạng có thủ đoạn ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tham cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân.
TAND Hà Nội ra phán quyết với 29 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm, sớm hơn dự kiến hai ngày. Phiên tòa mở hôm 7/9, xét xử 25 người bị truy tố về tội Giết người, 4 người về tội Chống người thi hành công vụ, trong đó bốn ngày thẩm vấn, tranh tụng và bốn ngày nghị án. Viện kiểm sát đề nghị hai hình phạt tử hình về tội Giết người với hai con cùng cha khác mẹ của ông Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Cùng tội danh, Lê Đình Doanh, 32 tuổi, con của Lê Đình Công, bị đề nghị chung thân; Bùi Viết Hiểu, 77 tuổi và Nguyễn Quốc Tiến mỗi người 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù. 23 người ở nhóm Chống người thi hành công vụ, mức án VKS đề nghị thấp nhất từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 6-7 năm tù. Có thể thấy, bên cạnh những mức án nghiêm khắc được tuyên, phiên tòa cũng cho thấy sự khoan hồng của pháp luật đối với các bị cáo thực sự ăn năn hối cải, nhận thức được tội lỗi. Vụ án được đưa ra xét xử thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong xã hội, trừng trị thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Vụ án này cũng để lại nhiều bài học trong công tác phòng chống tội phạm, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phóng viên Đình Hiếu có bài đề cập:
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao với công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng, kinh tế.- Thực hiện mục tiêu “cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật” theo Nghị quyết 02 năm 2020 của Chính phủ.
Bộ Công an tổ chức Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội. Tin của phóng viên Việt Cường:
- Trợ cấp thất nghiệp do dịch Covid-19: Những thông tin đáng chú ý!- Đấu tranh phòng tránh tội phạm ma túy.- Cháy rừng ở Indonesia có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh Covid-19 thêm trầm trọng.- Tăng cường phân loại rác thải tại nguồn, góp phần “Vì một Việt Nam xanh”.- Những trải nghiệm Tết Đoan Ngọ theo nghi thức cung đình.
- Gia tăng tội phạm về ma túy: Nhìn nhận đúng để đấu tranh hiệu quả.- Các sở thú tại Pháp hồi sinh sau đại dịch Covid-19.- Cậu bé da màu Jeffrey Wall ở bang Ohio của Mỹ với những bài tập võ mang lại sức mạnh tinh thần cho người cao tuổi trong đại dịch Covid-19.- Tập thơ “Thư con gửi Trường Sa” – tác giả Hồng Diệu.- Trò chuyện cùng Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch tập đoàn Sơn KOVA về con đường nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học nữ
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) thông tin, số vụ vi phạm pháp luật về ma túy, số đối tượng bị phát hiện bắt giữ trong 6 tháng đầu năm nay tăng 9,46% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái (với hơn 11.200 vụ); xuất hiện tội phạm ma túy lợi dụng không gian mạng Internet để mua bán trái phép chất ma túy. Vì sao tội phạm ma túy ngày càng gia tăng, nhất là trong giới trẻ? Và làm thế nào để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy? Biên tập viên Lê Tuyết cùng bàn luận về vấn đề này với Đại tá Vũ Văn Hậu - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.
Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sử dụng camera an ninh phòng chống tội phạm.- Vì sao bản án đã có hiệu lực pháp luật hơn 7 năm không được thi hành?
Sơn La là địa phương có hơn 270 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để kiểm soát ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh ngày đêm bám trụ, kiểm soát chặt chẽ từng đường mòn, lối mở; tập trung phòng chống dịch, đồng thời chống tội phạm, giúp người dân ổn định cuộc sống nơi tuyến đầu biên giới. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện với Trung tá Đào Mạnh Tưởng - Phó chủ nhiệm chính trị BĐBP tỉnh Sơn La để hiểu rõ hơn về công cuộc chống dịch, chống tội phạm, đảm bảo an sinh xã hội nơi biên giới.
- Ý thức, trách nhiệm công dân trong phòng chống dịch: Đôi điều cần nói.- Tiếp nhận giải quyết tin báo tội phạm không thấu tình đạt lý - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người ngay sợ kẻ gian” - nhìn từ thực tế vụ án Đường Dương ở Thái Bình.
Đang phát
Live