Lý do Bộ Y tế thu hồi kem massage do Hàn Quốc sản xuất
VOV1 - Cục Quản lý Dược Bộ Y tế cho biết đã ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T (Hà Nội) về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.

 

# Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đang tăng nhanh, đặc biệt tại khu vực thành thị. Dự báo, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì nếu không có các can thiệp hiệu quả, kịp thời. Chia sẻ tại Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về các giải pháp phòng ngừa bệnh không lây nhiễm, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế cho biết, thừa cân, béo phì đã trở thành một vấn nạn trên toàn cầu, một "đại dịch" có tính chất toàn cầu. Hiện nay tốc độ béo phì đang tăng theo hình dựng đứng.

# Cục Quản lý Dược Bộ Y tế cho biết đã ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T (Hà Nội) về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm kem massage lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm nêu trên và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm. Cùng quyết định thu hồi sản phẩm, Cục Quản lý Dược cũng thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục cấp đối với mỹ phẩm này.

# Mùa hè với thời tiết nắng mưa thất thường khiến nhiều trẻ em bị viêm amidan tái phát, dẫn đến số ca phẫu thuật cắt amidan tăng đột biến. Ths.Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, số lượng trẻ phẫu thuật cắt amidan trong tháng gần đây tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tăng hơn 50% so với tháng trước, chủ yếu ở nhóm tuổi từ 10 đến 12 tuổi. Đây là thời điểm tái phát và phẫu thuật amidan cao nhất trong năm. Bác sỹ Hằng nhấn mạnh không phải trẻ nào viêm amidan cũng cần phẫu thuật. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi viêm tái phát trên 5 lần mỗi năm, amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở, ngưng thở khi ngủ, áp xe quanh amidan, hoặc khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.

# Đêm qua, Bệnh xá đảo Sơn Ca (đặc khu Trường Sa, Khánh Hòa) tiếp nhận và cấp cứu thành công cho ngư dân Đinh Luật (sinh năm 1993, quê tại xã Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận cũ), là thuyền viên tàu cá BT 97669TS. Ngư dân Luật được đưa vào bệnh xá trong tình trạng tiếp xúc chậm, buồn nôn, ho khan, mệt mỏi, nốt phỏng rải rác toàn thân. Theo ngư dân Luật kể lại, 2 ngày trước khi vào bệnh xá cấp cứu, anh xuất hiện các nốt phỏng kích thước như hạt đậu xanh rải rác toàn thân. Quân y tại đảo tiến hành khám và xác định ngư dân Luật bị thủy đậu giai đoạn toàn phát nên điều trị theo phác đồ: Truyền dịch, thuốc kháng virus, hạ sốt, sinh tố, an thần, thuốc bôi sát khuẩn da. Đến thời điểm hiện tại, ngư dân Luật đang được theo dõi và điều trị tích cực, sức khỏe ổn định và có tiến triển tốt.

# Hiện nay kho máu của Bệnh viện Đa khoa Hải Dương (TP Hải Phòng) gần như cạn kiệt khiến công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn... Bệnh viện Đa khoa Hải Dương (TP Hải Phòng) vừa phát đi Thư kêu gọi hiến máu cứu người gửi các cơ quan, tổ chức, đoàn thể; các anh, chị tình nguyện viên và nhân dân trên địa bàn. Được biết, để góp phần bổ sung nguồn máu kịp thời cho công tác cứu chữa, Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện Hải Dương sẽ phối hợp tổ chức chương trình hiến máu "Giọt hồng xứ Đông" vào ngày 6/7/2025 tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương.

# Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở từ từ và không hồi phục. Quá trình này liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các chất khói, khí, các hạt độc hại... Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp. Nó khiến cho người bệnh bị ho mãn tính, kéo dài; ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu; người bệnh bị  nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh; bị khó thở, thở gấp sức, thở gấp; ngực có cảm giác thắt chặt, đau; thở khò khè, mệt mỏi kéo dài; sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh. Cho đến nay, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, với việc thực hiện nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ như: Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc; dùng thuốc giãn phế quản phù hợp, đầy đủ; tiêm vắc xin phòng cúm và phòng phế cầu; có kiến thức đầy đủ về COPD thì có thể kiểm soát và làm giảm số đợt cấp cần nhập viện.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận