Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đề nghị các tổ chức tôn giáo hưởng ứng Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong vì COVID-19 diễn ra vào ngày 19/11 tới theo hình thức phù hợp và đảm bảo an toàn phòng dịch.- 2 ngày nữa, Hà Nội sẽ tuyên dương 90 thủ khoa xuất sắc.- Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan sớm sửa chữa hư hỏng mặt đường quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Phú Yên.- Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng, nếu Mỹ vẫn quyết yêu cầu 55 nhà ngoại giao nước này phải rời khỏi Mỹ.- Không nghỉ hưu, Tổng thống Philippines nộp đơn tranh cử Thượng nghị sĩ.- Bình luận:“Liêm sỉ của cán bộ : Đừng chờ đến khi bị buộc từ chức”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố thành lập Tổ chức Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam, Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ.- Ngày mai, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 12 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Gang thép Thái Nguyên.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) bước vào tuần làm việc cuối cùng.
EVFTA - Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới.- Đà Nẵng nỗ lực phục hồi kinh tế trong điều kiện mới.Vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Điều gì làm nên hạnh phúc ở mỗi một gia đình nhỏ? Liệu việc mong cầu và làm mọi cách để có một bé trai ra đời có là điều tiên quyết để gia đình hạnh phúc hay không? Thực trạng và nguyên nhân nào dẫn đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam? Trên thực tế, chúng ta vẫn nhìn thấy đâu đó xung quanh, những người phụ nữ bất hạnh do không sinh được con trai. Vẫn thấy những người đàn ông vì muốn có con trai mà đã thành người chồng bạo hành vợ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới vẫn tồn tại ở nhiều cộng đồng. Vậy đâu là giải pháp ? Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (gọi tắt là CSAGA) chia sẻ về vấn đề này.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, với tâm niệm “tốt đời đẹp đạo”, “đạo pháp đồng hành cùng dân tộc”, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Cần Thơ đã có những đóng góp thiết thực về nhân lực, vật lực để hỗ trợ, kề vai sát cánh cùng thành phố trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19
Các trục quan hệ quốc tế đang có sự chuyển động rõ nét trong thời gian ngắn gần đây. Cùng với việc Mỹ, Anh, Australia thiết lập liên minh AUKUS, một động thái đáng chú ý khác là việc Iran vừa chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - tổ chức an ninh ở khu vực Trung Á do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Động thái này được xem là một thành tựu ngoại giao quan trọng của chính quyền mới tại Iran, đồng thời là bước củng cố lực lượng của tổ chức an ninh lớn nhất lục địa Á – Âu, mở rộng tầm ảnh hưởng của SCO trên bàn cờ địa chính trị thế giới.
Hôm nay, kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư chúc mừng Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia.- Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam 3 ngày.- Đại hội Liên nghị viện Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA-42) bế mạc hôm nay 25/8.- Lần đầu tiên, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" giải đáp thắc mắc của người dân về dịch Covid-19.- Taliban tuyên bố, không gia hạn thời gian cho các nước phương Tây sơ tán công dân và người Afganistan tị nạn.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm G7 không đạt được tiếng nói chung về thời hạn chót di tản công dân khỏi Afganistan.
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm qua đã nhóm họp tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để thảo luận về việc thúc đẩy công bằng trong tiếp cận vắc-xin Covid-19. Đây là vấn đề đang được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm khi bất chấp những lời cam kết của các chính phủ, của các nhà sản xuất, của các tổ chức quốc tế, “công bằng vắc-xin” dường như vẫn còn khá xa vời. Nhìn bức tranh tiêm chủng trên toàn thế giới hiện nay có thể thấy rõ sự tương phản giữa hai mảng sáng – tối, với một bên là những nước giàu có đã đạt tỷ lệ tiêm chủng rất cao, thậm chí tính tới việc tiêm liều thứ 3, với một bên là những quốc gia chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, ví dụ tại châu Phi chỉ đạt chưa tới 2%. Vậy hội nghị của WHO và WTO có thể đưa ra những giải pháp nào để biến những lời cam kết về công bằng vắc-xin thành hiện thực? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp cùng làm rõ câu chuyện này
ổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây khẳng định tầm quan trọng của việc xác định các đột biến của virus SARS-CoV-2 nhằm đẩy nhanh tốc độ ứng phó một cách hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19. Trong khi dịch bệnh đang được kiểm soát khá tốt ở những quốc gia có tốc độ tiêm vaccine nhanh, thì sự xuất hiện các biến thể mới đã và đang đe dọa đến các nỗ lực dập dịch trên toàn cầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới.- Tiến sĩ thủy văn Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Tổ chức Khí tượng thế giới cho các nhà khoa học trẻ năm 2021.- 97.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên trong hợp đồng mua vaccine Pfizer của Chính phủ hôm nay về đến Việt Nam.- Căn cứ Mỹ ở sân bay Erbil, Iraq bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái mang theo thuốc nổ.- Bộ Tài chính Nga loại đồng đô la ra khỏi Quỹ tài sản quốc gia.
Đang phát
Live