
Dịp Tết Giáp Thìn 2024, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị chu đáo, đa dạng các hoạt động, thu hút hơn 630 ngàn lượt khách, doanh thu ước đạt gần 880 tỷ đồng. Thắng lớn ngay từ đợt cao điểm Tết Nguyên đán, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh này thực hiện mục tiêu đón 9 triệu lượt khách trong năm nay.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ thông tin, mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 thành phố đón hơn 84.700 lượt khách tham quan, du lịch. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch sau thời gian dài ngủ đông và cũng là thành quả của các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2024 đã ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Hôm nay (11/2) nhằm ngày mồng 2 tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ, các cán bộ, chiến sĩ Đại đội Trinh sát, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk đã tham gia các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân, tươi vui, rộn rã.
Cũng như các dân tộc anh em khác, người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Lạng Sơn rất chú trọng đến việc chuẩn bị các món ăn ngày Tết. Những món ăn ngày Tết của người Nùng Phàn Slình không đơn thuần để cúng gia tiên hay mời bạn bè, người thân mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống và mong cầu một năm mới thật nhiều may mắn.
Nối tiếp những tín hiệu vui từ điện ảnh Việt năm 2023, những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 4 bộ phim Việt với nhiều thể loại đa dạng, nội dung hấp dẫn, nhiều cảm xúc sẽ lần lượt ra rạp, hứa hẹn làm thỏa mãn sự mong chờ của khán giả.
Lễ chào cờ đặc biệt nơi biển đảo quê hương
Xuân về, đường lên vùng Lục Khu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trắng sắc hoa mận, hoa mơ... Đó đây văng vẳng tiếng hát, tiếng đàn và tiếng cười của thanh niên trai gái vui lễ hội Xuân nơi đầu bản nhỏ. Mời quý vị cùng đến xóm Cả Tiểng, xã Nội Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) chung vui với 42 hộ gia đình người Nùng Vẻn và cùng tìm hiểu phong tục đón Tết của họ.
Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.
Đã trở thành nét văn hóa đẹp được duy trì hàng chục năm nay, cứ vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm, bà con người Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao ở Bản Nưa, khu Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) lại tập trung đông đủ tại Nhà văn hóa dưới dãy núi Lam Sơn làm lễ Chào cờ, hát Quốc ca.
Không khí đón Tết vui xuân của đồng bào trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.- Cùng ghé thăm Đường hoa Nguyễn Huệ - công trình văn hóa đặc trưng của TP.HCM mỗi dịp Tết Nguyên đán.- Cảm nhận sự háo hức của người dân Cần Thơ và Hà Nội tại các điểm bắn pháo hoa đêm nay.- Cùng chung niềm hạnh phúc của những gia đình không về quê, được hỗ trợ đón Tết ở Đà Nẵng và Giao thừa ấm áp của những người lính Vùng 1 Hải quân tại Hải Phòng.- Tìm hiểu phong tục đón Tết đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La và Điện Biên.
Đang phát
Live